Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá đường tăng cao bất hợp lý

Tuần qua, các nhà máy đã nâng giá đường tại Việt Nam lên mức “khủng” và đạt mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử.

Ngày 30.10, Hiệp hội mía đường Việt Nam cho hay, 10 nhà máy đường khu vực ĐBSCL đang vào tháng cao điểm sản xuất vụ mới. Theo tính toán, hiện công suất các nhà máy đạt 60-70%, tương đương khoảng 12-15 ngàn tấn đường/ngày.

Ngoài vùng ĐBSCL, một số nhà máy đường khu vực miền Đông cũng đã vào vụ; dự kiến qua tháng 11, các nhà máy miền Trung, miền Bắc đồng loạt sản xuất đường, chi viện tối đa cho nhu cầu sử dụng các tháng tết. Nguồn cung đường khá dồi dào, nhưng giá vẫn không giảm mà có xu hướng tăng thêm.

Doanh nghiệp lời 3.000-4.000 đồng/kg đường

Tuần qua, thị trường ghi nhận giá đường liên tục lập kỷ lục, có ngày các nhà máy đường ở miền Tây đẩy lên 19.200-19.500 đồng/kg loại RS tại kho, còn bán lẻ tới tay người tiêu dùng khoảng 20.500-21.000 đồng/kg. Trong khi đó, loại đường tinh luyện RE cũng vọt lên mức 19.7000-20.000 đồng/kg tại kho, còn người tiêu dùng phải mua tới 22.500-23.000 đồng.

Như vậy, so với cùng kỳ năm 2009, giá đường hiện nay tăng 30% và tăng 3,9% so với hồi đầu năm nay. Trong khi riêng giá đường năm 2009 đã tăng 60-80% so với 2008.

Giải thích nguyên nhân vì sao giá đường vẫn “cố thủ” ở mức cao, ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, đồng thời là tổng giám đốc nhà máy đường Cần Thơ thừa nhận: đang có hiện tượng các nhà máy “canh me” giá đường thế giới, đặc biệt là giá đường nhập lậu, để bán ra.

“Từ tháng 8.2010 đến nay, giá đường Thái luôn đứng mức đỉnh điểm, từ 800-850 USD/tấn. Nếu cộng cả thuế nhập khẩu 5% và các chi phí, giá thành về đến Việt Nam cũng xấp xỉ 18.000 đồng/kg. Giá đường nhập lậu hiện nay cũng đang ở mức tương đương”, ông Long nhẩm tính.

Nông dân trồng mía vẫn thu nhập kém

Tuy nhiên, điều bất hợp lý ở chỗ, mặc dù các nhà máy nâng giá lên mức “khủng” nhất trong lịch sử ngành đường, nhưng so với giá mía nguyên liệu vụ trước mà họ mua cho nông dân lại thấp hơn nhiều.

Ngày 30.10, 10 nhà máy mía ở ĐBSCL đưa ra mức giá 1,150 triệu đồng/tấn mía tại kho, tăng thêm 150.000 đồng so với cách nay hơn 1 tuần. Trong khi đó, hồi đầu vụ 2009-2010, nông dân bán mía tại ruộng khoảng 1 triệu đồng/tấn, giá về tới nhà máy cộng thêm ít nhất 200-300 ngàn đồng.

Như vậy, mặc dù giá đường đang rất cao, hơn nữa nông dân cũng không chịu áp lực nào để phải đốn mía non chạy lũ, mà các nhà máy đường vẫn chỉ đưa ra mức giá mua thống nhất ở mức thấp hơn nhiều. Nếu chiết khấu qua trung gian, thì hiện nay nông dân bán tại ruộng chỉ có 700-800 ngàn đồng/tấn, thấp hơn 200-300 ngàn đồng/tấn so với năm ngoái.

Theo tính toán từ chính các nhà máy đường đưa ra, với mức giá mía nguyên liệu thấp như hiện nay, thì giá thành sản xuất đường chỉ dao động 13.500-14.000 đồng/kg. Có nghĩa là, trừ cả thuế VAT và các chi phí khác, thì doanh nghiệp còn lời 3.000-4.000 đồng khi bán một kg đường ra thị trường, mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử!

Bên cạnh đó, ý kiến doanh nghiệp cho rằng giá đường nội địa bị chi phối bởi giá thế giới cũng không hoàn toàn thỏa đáng. Bởi ngoại trừ một số hộ sản xuất lớn, do sản phẩm đường tinh luyện trong nước chưa đáp ứng đủ nên phải nhập khẩu và phải chịu tác động khi giá đường thế giới tăng. Còn lại, nguồn đường tiêu thụ trên thị trường hiện nay hầu hết là sản xuất nội địa và 2/3 là của vụ sản xuất mới.

Theo bộ Công thương, đến cuối tháng 9, bộ này cấp phép hai đợt nhập khẩu, số lượng 300 ngàn tấn, nhưng doanh nghiệp mới nhập về 200 ngàn tấn.

Giá đường sẽ giảm?

Với diễn biến giá đường thế giới vẫn đang quá cao, trên 770 USD/tấn loại tinh luyện tại sàn London giao tháng 12.2010, nên nhiều khả năng giá đường nội địa rất ít có khả năng giảm sâu.

Đầu tuần tới (1.11), các nhà máy đường ở miền Tây cam kết giảm khoảng 400 đồng, còn 18.600 đồng/kg loại RS tại kho. Mức giá này, dĩ nhiên vẫn còn quá cao và doanh nghiệp đang thu lợi nhuận “khủng”. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, tức từ tháng 11 trở đi, tình trạng nhà máy cố tình “neo” giá đường nội địa ở mức bất hợp lý như hiện nay sẽ chấm dứt. Vì lúc đó, không chỉ có các nhà máy đường trong nước sản xuất rộ mà Thái Lan cũng chính thức vào vụ ép mía.

Một khi nguồn cung đường từ Thái Lan dồi dào, không những giá đường nhập khẩu chính ngạch giảm mà đường lậu vào Việt Nam cũng sẽ khá thấp. Doanh nghiệp buộc phải hạ giá theo để cạnh tranh.

Ngoài ra, theo báo cáo của Tổ chức đường quốc tế (ISO), dư cung đường thế giới vụ 2010-2011 sẽ ở mức khoảng 3 triệu tấn, nên dự báo trong dài hạn giá đường có khả năng bớt căng thẳng.

TheoSGTT

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo