Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường chè Thái Nguyên khởi sắc hơn mọi năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bước vào thời điểm thu hái chè chính vụ năm nay, thị trường chè Thái Nguyên có nhiều khởi sắc hơn mọi năm khi chè búp khô được giá, tiêu thụ tốt.

Tại các vùng chè đặc sản trên địa bàn như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (thành phố Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Trài Cài (Đồng Hỷ, Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương) giá chè khô phổ biến ở mức 150.000-250.000 đồng/kg, còn tại các vùng chè khác, bà con cũng bán được giá từ 100.000-150.000 đồng/kg, cao hơn so với vụ trước từ 10-15%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, chè Thái Nguyên được giá do những năm gần đây, việc quảng bá thương hiệu "chè Thái Nguyên" đã mang lại những hiệu quả nhất định. Thêm vào đó, người dân tại các vùng chè đặc sản đã quan tâm hơn đến việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap hoặc UTZ Certified (tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu).

Tại những vùng thâm canh chè trọng điểm, diện tích chè giống mới, chất lượng cao như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, TRI 777... ngày càng được mở rộng, thay thế chè giống cũ, góp phần nâng cao chất lượng chè Thái Nguyên, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Việc tiêu thụ chè của bà con cũng có nhiều chuyển biến tích cực khi các hộ sản xuất lớn tại các vùng chè đặc sản đã có sự liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong chế biến, tiêu thụ chè, ký hợp đồng tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp lớn...

Trái ngược với tình trạng trên, việc sản xuất chè xuất khẩu ở Thái Nguyên khá trầm lắng.

Theo các doanh nghiệp sản xuất, tuy giá chè xuất khẩu năm nay có tăng hơn năm trước khoảng 10% nhưng sức tiêu thụ rất kém, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Đông. Giá xuất khẩu chè xanh phổ biến ở mức 2,3-2,5 USD/kg, chè đen ở mức 1,6-1,8 USD/kg.

Do giá chè xuất khẩu thấp nên việc thu mua nguyên liệu chế biến gặp không ít khó khăn. Trong thời điểm đầu vụ, các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu chỉ thu mua ở mức từ 4.500-5.500 đồng/kg chè búp tươi nên không cạnh tranh được với giá thu mua của các cơ sở chế biến chè xanh phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.

Cũng chính từ thực tế này, hiện trong số gần 30 nhà máy sản xuất, chế biến chè ở Thái Nguyên chỉ có một vài nhà máy sản xuất chè xuất khẩu hoạt động thực sự.
 
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN)

  • Thị trường đồ chơi “nóng” cùng Tết thiếu nhi 1/6
  • Xe máy ế ẩm: Đại lý thua lỗ, DN dừng sản xuất
  • Giá xăng giảm 600 đồng/lít từ chiều nay
  • Khó xử lý thương lái Trung Quốc gây nhiễu thị trường
  • Giá xăng giảm 500 đồng/lít
  • Sức mua yếu, hàng tồn kho tăng cao
  • Hà Nội sẽ công khai giá cả hàng hóa thiết yếu trên Internet
  • Giá thuốc tương đối ổn định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo