Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường dược phẩm biến động nhẹ

Theo Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam, qua khảo sát tình hình thị trường dược phẩm từ 20.1 đến 20.2 nhìn chung vẫn ổn định. Một số mặt hàng điều chỉnh tăng giá nhưng không đáng kể.

Giá một số nguyên liệu kháng sinh, hạ sốt, chống viêm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ và thuốc nhập ngoại vẫn giữ giá tương đối ổn định.

Trong số 116 lượt mặt hàng thuốc nội tại khu vực Hà Nội có 4 mặt hàng tăng giá với tỷ lệ tăng không đáng kể.

Còn tại khu vực miền Trung, qua khảo sát 1.000 lượt mặt hàng tân dược, nhìn chung các mặt hàng đều ổn định, trong đó có 32 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỷ lệ 3,2% với tỷ lệ tăng giá trung bình khoảng 4,7%.

Khu vực TP. Hồ Chí Minh qua khảo sát 1.000 mặt hàng tân dược, nhìn chung giá thuốc nội ổn định.

Cụ thể, các mặt hàng thuốc tăng giá nhiều nhất là: thuốc Rerofast 60 tăng 9,8% từ 39.048đồng/hộp lên 42.857đồng/hộp; thuốc Ambroxol 30mg tăng 7,1% từ 13.333đồng/hộp lên 14.286đồng/hộp; thuốc Effer-Paralmax 250, Eucatol Forte, Lamiffix 100 tăng trên 6%...

Thuốc Bostadin, Clarocinc500, Bozypaine Lozenges, Antaloc 40mg… tăng nhẹ từ 0,3% đến 1,8%.

Dự báo trong tháng tới, giá các mặt hàng nguyên liệu có thể tăng giá  bởi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và đồng đôla Mỹ. Do đó, giá các mặt hàng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước có thể tăng với tỷ lệ hợp lý.

(Báo Lao động)

  • Cước vận tải: Rục rịch điều chỉnh giá
  • Thị trường xi măng vẫn bình ổn
  • Giá cà phê lập kỷ lục 46.200 đồng/kg
  • Bà Rịa-Vũng Tàu: Giá muối giảm 30%
  • Sữa ngoại ầm ầm tăng giá tới 20%
  • Từ ngày mai, mỗi bình ga gas lại tăng thêm 9.000 – 10.000 đồng
  • Giá cà phê xoay quanh 44.000 đồng/kg
  • Bắt đầu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo