Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh giác khi ký hợp đồng với doanh nghiệp Pháp

Thương vụ Việt Nam tại Pháp cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thận trọng khi ký kết hợp đồng và giao hàng trả chậm cho các nhà nhập khẩu Pháp vì một số công ty nhập khẩu của nước này có dấu hiệu khó khăn trong việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bạn hàng.

 

 
Các hợp đồng có giá trị lớn cần phải có điều kiện thanh toán an toàn, tốt nhất là L/C không thể hủy ngang do một ngân hàng có uy tín đảm bảo. Nếu là khách hàng mới nên cẩn thận tìm hiểu đối tác trước khi xếp hàng lên tàu, Thương vụ cho hay.
 
Mặc dù vẫn được coi là khá hơn nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Âu năm 2011, kinh tế Pháp với mức tăng trưởng 1,65% so với năm 2010 có thể được ví như một cỗ xe đang lên dốc bị hụt hơi mà lại có nhiều người đeo bám.
 
Về đối ngoại, Pháp phải thể hiện vai trò của một nước lớn trong việc giải cứu các nước thành viên EU đang hoặc sắp lún sâu vào khủng hoảng nợ công và giúp đỡ các nước châu Phi bất ổn.
 
Về đối nội, chế độ phúc lợi hào phóng được xác lập trong thời kỳ kinh tế phồn thịnh đang trở thành gánh nặng quá sức của Ngân sách nhà nước.
 
Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước suy giảm trong khi chi phí sản xuất - kinh doanh tăng cao (chi phí nhân công + bảo hiểm y tế cao, thuế nặng, đồng euro mất giá,…) là nguyên nhân chính đẩy nhiều doanh nghiệp Pháp đến chỗ phá sản.
 
Theo Viện nghiên cứu và thống kê kinh tế Pháp (INSEE), hơn 41 ngàn doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản trong năm 2011, tăng 8,99% so với năm 2010. Số người thất nghiệp vì thế cũng tăng cao kỷ lục kể từ năm 1999, vượt ngưỡng 2,85 triệu tính đến cuối tháng 12/2011.
 
PV (tổng hợp)// Tầm Nhìn

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo