Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế

Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
Công ty Minh Phú bị áp thuế chống bán phá giá 5,08%, Công ty Nha Trang Seafoods (7,05%) và mức thuế toàn quốc cho tất cả các công ty khác là 6,07%.

Do nguồn cung khan hiếm, giá tôm nguyên liệu trong nước gần 5 tháng qua luôn ở mức cao nhưng phần lớn các doanh nghiệp chế biến vẫn phải mua để trả nợ các hợp đồng đã ký và chịu lỗ bình quân 10.000 đồng/kg tôm. Mới đây, tôm Việt Nam lại bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh thuế trợ cấp giá khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã khó càng thêm khó!

Ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tôm của Việt Nam đã được trợ cấp từ Chính phủ và quyết định áp mức thuế chống trợ cấp rất cao đối với các doanh nghiệp này. Cụ thể: Công ty Minh Phú 5,08%, Công ty Nha Trang Seafoods 7,05% và mức thuế toàn quốc cho tất cả các công ty khác là 6,07%.

Quyết định không công bằng

Đây là mức thuế rất cao đánh vào tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ từ trước đến nay và là loại thuế thứ 2 cùng áp cho sản phẩm này sau thuế chống bán phá giá. Phán quyết trên đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Dự kiến, DOC sẽ ra phán quyết cuối cùng về mức thuế chống trợ cấp này trước tháng 8/2013 và chính thức áp dụng vào tháng 8 năm nay.

Theo quy trình, sau khi DOC đưa ra kết quả sơ bộ mức thuế chống trợ cấp, trong tuần sau các bộ ban ngành, Chính phủ Việt Nam sẽ làm việc để kiểm chứng, xác thực kết quả rồi phản biện đối với phía Mỹ. Sau đó, Mỹ sẽ sử dụng kết quả đó để tính toán trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng về mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dựa trên mức thuế của Công ty Nha Trang Seafoods, DOC đã tính mức trợ giá đối với tôm nguyên liệu lên đến 5,5% là rất vô lý. Do điều tra chống trợ cấp nhắm đến các hình thức hỗ trợ của Chính phủ đối với sản phẩm nông nghiệp nên vai trò của Chính phủ trong việc tháo gỡ vấn đề là rất quan trọng.

Theo ông Hòe: “Chúng tôi đang chờ đợi các luật sư của VASEP tìm hiểu cách tính mà phía Mỹ đang áp dụng để từ đó có các phản biện thích hợp. Tôi khẳng định rằng, ngành tôm Việt Nam đã không được nhận bất cứ hình thức trợ cấp nào”.

VASEP cho rằng, vụ việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu, giao dịch mua bán vào Mỹ của các doanh nghiệp. Do nhà nhập khẩu phải nộp thêm khoản ký quỹ nên họ có thể tăng giá bán khiến người tiêu dùng không mua tôm nữa và như vậy, họ sẽ không nhập tôm Việt Nam. Ngoài ra, phía nhà nhập khẩu lại hạ giá thu mua và doanh nghiệp Việt Nam có thể phải bán lỗ.

Phản đối kết quả sơ bộ của DOC

Trước quyết định sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam của DOC, ngày 31/5/2013 VASEP cũng đã ra Thông cáo báo chí Phản đối kết quả sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Kết quả sơ bộ DOC đưa ra là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không nhận được bất kỳ trợ cấp riêng biệt nào cho ngành tôm trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, kết quả sơ bộ cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp, tác động đến các giao dịch mua bán hiện nay cũng như tâm lý các nhà nhập khẩu tôm tại Mỹ.

Quyết định này cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ là một quyết định không công bằng. Việc đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600 ngàn nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.

VASEP phản đối kết quả sơ bộ với mức thuế cao như trên của DOC đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam. Đồng thời yêu cầu DOC xem xét lại quyết định này và công tâm thẩm tra tại chỗ trong thời gian tới để công nhận ngành tôm Việt Nam không có trợ cấp trong quyết định kết quả cuối cùng của vụ kiện chống trợ cấp tôm của Việt Nam.

Mặc dù phải đương đầu với rất nhiều chiến dịch bảo hộ từ ngành tôm nội địa nhưng đến nay, tôm nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn cung tôm và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cao của thị trường Mỹ.

Nhiều năm trước, Mỹ luôn dẫn đầu về tiêu thụ tôm Việt Nam. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn cung khác, Mỹ đã xuống vị trí thứ hai về nhập khẩu tôm của Việt Nam, sau Nhật Bản.

Năm 2012, dù xuất khẩu tôm liên tục giảm do nhiều yếu tố nhưng Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ hai với giá trị cả năm ước đạt 480 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Năm 2013, do vấn đề Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản chưa được giải quyết nên Mỹ tiếp tục được xác định là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tôm vào Mỹ đạt 132,7 triệu USD, chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Sản phẩm từ điều sẽ bán trực tiếp vào siêu thị Mỹ
  • 8 DN xuất cá tra sang Mỹ được hưởng thuế suất thấp
  • Thêm rào cản cho xuất khẩu tôm
  • Ngành tôm Mỹ chia rẽ vì vụ kiện với Việt Nam
  • Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ
  • Xuất khẩu gạo có thể đạt 7,7 triệu tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo