Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gạo vẫn là mặt hàng chủ lực

Trong khoảng 5 năm tới, gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một vào châu Phi. Ảnh: Đức Thanh
Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi, có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như gạo, giày dép, dệt may...
 
“Hợp tác cùng phát triển bền vững” là chủ đề của Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội từ ngày 17 đến 19/8/2010, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nghiệp Việt Nam; đại diện 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế và các nước có dự án hợp tác 3, 4 bên với Việt Nam và châu Phi. Đây cơ hội để các bên đánh giá lại hiện trạng hợp tác kinh tế thời gian qua, đồng thời bàn các biện pháp tạo đột phá trong hợp tác trên các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động..., nhằm xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong 10 năm tới.

“Thế giới ví châu Phi hiện nay như ‘con sư tử đang ngủ’ với nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản và đất đai chưa được khác thác”, ông Đặng Ngọc Quang, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm địa bàn Sudan cho biết.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa đầu tư nhiều và đầy đủ trong việc khai thác thị trường châu Phi; thiếu những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân muốn làm ăn với châu Phi. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa mạnh dạn thâm nhập châu Phi vì ngại mạo hiểm, khó khăn.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á - Nam Á (Bộ Công thương), gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào châu Phi (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này), với hơn 1 tỷ USD/năm. Trong khoảng 5 năm tới, đây vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một vào châu Phi, vì nhu cầu của thị trường này về gạo cao, còn nguồn cung thì hạn chế.

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào thị trường này là giày dép, cà phê, hạt tiêu, cao su… Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện tử, cơ khí, đồ nhựa, giày dép, đồ gỗ, xe máy, xe đạp, thực phẩm…, nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao.

Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi, có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may... Trong khi đó, châu Phi có nhu cầu lớn đối với đồ điện, điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, sản phẩm nhựa... Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam nhưng chưa được các doanh nghiệp tận dụng khai thác.

Để đẩy mạnh xuất khẩu vào châu Phi, các chuyên gia khuyên rằng, do khoảng cách địa lý khá xa, nên doanh nghiệp cần xem xét khả năng mở kho ngoại quan hoặc gian trưng bày bán hàng ở các nước sở tại. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường bằng cách tham gia các cuộc triển lãm quốc tế, quảng cáo thông qua trang web. Thương mại điện tử là phương thức buôn bán hiện đại đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, đặc biệt là giúp tiết kiệm chi phí đối với thị trường xa xôi như châu Phi.

 “Đầu tư tại chỗ là một hình thức kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi, đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế Việt Nam”, ông Đỗ Quang Liên, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nam Phi nhận định và cho biết, hiện Việt Nam đã có một số dự án đầu tư tại Angola, Lybia, Algeria, Namibia, Nam Phi... trong lĩnh vực khai thác dầu khí, sản phẩm nhựa... Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí, công nghiệp, cơ khí... cần chủ động tìm kiếm, tham gia đầu tư hợp tác, liên doanh, liên kết hơn nữa với các đối tác châu Phi, nhất là trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản - những lĩnh vực tiềm năng của nhiều nước châu Phi. 

Cũng theo ông Liêm, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc đầu tư tại chỗ để tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động địa phương và hưởng các ưu đãi về thuế và phi thuế quan. Sự thiếu vắng trên thị trường châu Phi những mặt hàng vật liệu xây dựng, các loại máy sản xuất nông nghiệp cầm tay, đồ gỗ dân dụng hoặc các thiết bị điện tử dân dụng, xe máy, xe đạp... có thể là những gợi ý cho các doanh nghiệp lập cơ sở sản xuất tại chỗ, hoặc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm ở châu Phi...

(Theo Thanh Hải // Báo đầu tư)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Chỉ áp dụng 1 thủ tục về kiểm dịch hàng hóa thủy sản xuất khẩu
  • Khởi động đàm phán xuất khẩu gỗ vào thị trường châu Âu
  • TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2010
  • Không đồng ý xuất khẩu thêm 500.000 tấn gạo
  • Xuất khẩu cao su tăng mạnh
  • Xuất khẩu cá tra đi Nga tăng sản lượng lẫn giá trị
  • Xuất khẩu hàng điện tử tăng mạnh
  • Hạn chế tối đa nhập khẩu muối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo