Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gạo xuất khẩu khó có khả năng tăng giá

Nguồn cung tăng đang tạo áp lực dư thừa cùng với sự tham gia của nhiều tác nhân vào thị trường xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo khó có thể tăng trong những tháng cuối năm.

Từ áp lực nguồn cung thế giới...

Trong một bản báo cáo  được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua, Bộ  Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đưa ra dự báo khá lạc quan về tình hình sản xuất lúa gạo toàn cầu trong năm 2010. Theo báo cáo này, sản lượng lúa toàn thế giới năm 2010 có khả năng tăng tới 4% so với năm 2009. (Năm 2009, sản lượng lúa thế giới là 448 triệu tấn), tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng khoảng 2% so với năm trước.

Mặc dù đây chỉ  là dự báo tầm xa (do sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, diễn biến bất thường của thời tiết...), tuy nhiên, bản báo cáo của USDA đã có tác động nhất định đến giá lúa gạo trên thị trường thế giới từ cuối tháng 6 đến nay.

Bên cạnh đó, theo phân tích của các chuyên gia nông nghiệp, cuối năm 2009, Ấn  Độ -quốc gia đứng đầu về sản xuất lúa gạo - đã ngừng kế hoạch bán gạo để bù  vào sản lượng thiếu hụt do hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của nước này trong năm 2010 (theo tính toán lượng lúa sẽ giảm 15% tổng sản lượng). Tuy nhiên, trên thực tế, vụ lúa Khafif (vụ lúa chính của Ấn Độ) chỉ giảm không đáng kể, vụ hè (Rabi) đang triển khai sản xuất dự kiến sẽ đạt sản lượng cao hơn năm trước ( gần 15 triệu tấn). Với tổng sản lượng lúa như vậy cộng với lượng gạo tồn kho năm 2009, Ấn Độ có khả năng sẽ xuất khẩu gạo trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm.

Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù là nước sản xuất gạo lớn nhưng động thái xuất nhập khẩu gạo của Ấn  Độ cực kỳ phức tạp, khó dự đoán. Có năm nước này xuất khẩu 2 triệu tấn, có  năm 3 triệu tấn, nhưng có năm xuất khẩu đột biến tới 6 triệu tấn (chỉ đứng sau Thái Lan). Có ý kiến cho rằng, khi nào kho dự trữ đầy thì Ấn Độ đẩy mạnh bán ra để xả hàng, lúc vơi lại mua vào dự trữ. Điều này gây bất ổn đến giá trên thị trường thế giới, bởi lượng gạo bán ra ở mức không ai lường được. Do đó, nếu Ấn Độ xuất khẩu gạo sẽ có tác động mạnh đến giá gạo trên thị trường.

Ngoài ra, sự tham gia của 2 tác nhân vào thị trường gạo xuất khẩu đã  góp phần đẩy nguồn cung tăng trên thị trường là Myanmar và Inđonexia. Nếu như năm 2007, lần đầu tiên Myanmar xuất khẩu gạo đạt trên 30.000 tấn thì đến năm 2009 nước này đã xuất tới gần 1 triệu tấn gạo. Dự kiến, năm 2010 Myanmar cũng sẽ xuất trên 1 triệu tấn.

Mặc dù đến thời điểm này Inđonexia chưa công bố cụ thể việc xuất khẩu gạo, song nước này sẽ xuất khẩu là  điều chắc chắn, bởi hồi đầu năm, Inđonêxia đã đóng cửa thị trường gạo để  chuẩn bị cho việc xuất khẩu gạo trong năm 2010.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích ngành hàng lúa gạo (Agroinfo), hiện nay lượng gạo của quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan đang tồn kho khá lớn. Do vậy chắc chắn Thái Lan phải bán ra. Bất kể thời điểm nào, nguồn cung tăng tạo áp lực lên thị trường khiến cho khả năng tăng giá là điều khó có thể xảy ra. 

Đến sức ép từ nội địa...

Trao đổi với Báo Đầu tư, TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-NN&PTNT) cho hay, tính đến thời điểm này, sản lượng lúa vụ hè thu khu vực ĐBSCL đã thu hoạch là 170.000 ha, với sản lượng đạt 833.000 tấn. Theo tính toán, thời điểm kết thúc thu hoạch vụ hè thu là 15/8, với tổng diện tích 1,6 triệu ha, tổng sản lượng đạt khoảng 9 triệu tấn lúa.

Theo TS Dư, trong những ngày gần đây giá lúa đang tụt xuống mức rất thấp, chỉ dao động từ 2.800 đ/kg- 3.000 đ/kg. Không những thế, điều khiến nông dân đang hết sức lo ngại là các doanh nghiệp (DN) mua vào ít, mặc dù giá thấp.

“Với giá bán thấp hơn giá thành sản xuất (từ 3.200 đ/kg- 3.500 đ/kg), bà con nông dân đang cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, do áp lực trả nợ các khoản vay mua vật tư phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh đầu vụ nên người dân vẫn bán lúa, chấp nhận lỗ”, TS Dư nói và nhận định, giá lúa có thể sẽ tụt thấp hơn nữa (khi thu hoạch rộ), nếu như không kịp thời có các biện pháp chỉ đạo DN thu mua với mức giá sàn cụ thể.

Lý giải vấn đề  này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, bà con nông dân thường bán lúa ngay sau khi thu hoạch đã tạo áp lực cao về nguồn cung, trong khi đó, lượng gạo tồn kho của DN còn lớn, thị trường xuất khẩu trầm lắng nên sức mua vào chưa tương xứng với nguồn cung.

“Mục tiêu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu là tăng sức mua trên thị trường, kích thích giá lên theo chiều hướng có lợi cho nông dân. Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan sẽ chỉ đạo DN triển khai nhanh quyết định của Thủ tướng”, Bộ trưởng Phát khẳng định.

Tuy nhiên, trao đối với báo Đầu tư, giám đốc một DN thu mua lúa gạo cho hay, việc thu mua lúa chưa biết triển khai như thế nào, do còn phải chờ văn bản của các bộ. “Vấn đề cấp bách đối với DN là phải thu mua ngay để xử lý phơi sấy đảm bảo tiêu chuẩn, trong khi hướng dẫn vẫn chưa có”, vị này nói.

Giám đốc một DN xuất khẩu khác nhận định, khó có thể kỳ  vọng vào việc tăng giá gạo, do thị trường đang hết sức trầm lắng, mặc dù các DN xuất khẩu  đang nỗ lực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, song khả năng thâm nhập là rất khó khăn.

Theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lúa cả nước năm 2010 vào khoảng 39 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ là 11,54 triệu tấn (tương đương 5,8 triệu tấn gạo), cộng với lượng gạo tồn kho năm 2009 là 1,45 triệu tấn thì lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ năm 2010 là 7,25 triệu tấn.

Theo nhận định của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lượng gạo xuất khẩu năm 2010 có thể tăng so với 2009 (trên 6 triệu tấn), tuy nhiên giá trị kim ngạch sẽ tăng không đáng kể.

(Theo Việt Hùng // Báo đầu tư)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Trục lợi từ “tạm nhập, tái xuất”
  • Nhập khẩu vẫn tăng cao hơn xuất khẩu
  • Xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
  • Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,6%
  • Xuất, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đều tăng mạnh
  • Sẽ có đầu mối xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ PLTP 0H15
  • Nhập đường để bình ổn thị trường
  • Lượng thép nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo