Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không phải tất cả hàng hóa xuất khẩu phải xin cấp CFS

Có phải tất cả hàng hóa xuất, nhập khẩu đều cần có Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu (CFS)? Loại giấy này có phải nộp cho cơ quan Hải quan khi xuất khẩu và liệu hàng hóa có nhất thiết phải lưu thông thực tế trên thị trường mới được cấp CFS khi xuất khẩu?...

Thủ tục hành chính để cấp CFS sẽ được tinh giản nhất

Quy định CFS được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/2/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2010. Đây là một trong những quyết định có những tác động tích cực trong việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu.

Để tạo sự thống nhất trong việc áp dụng các qui định về CFS trong cả nước, hài hoà được các hoạt động cấp CFS của các Bộ, ngành, cũng như để giải đáp một số thắc mắc của các cơ quan quản lý nhà nước và thương nhân khi triển khai Quyết định này, trong Văn bản mới đây, Bộ Công Thương quy định rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề này.

CFS không phải nộp cho cơ quan Hải quan khi xuất khẩu

Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg không yêu cầu tất cả hàng hóa xuất khẩu phải xin cấp CFS. CFS được cấp trên cơ sở đề nghị của nhà xuất khẩu (khoản 1 Điều 5) và nhà xuất khẩu chỉ phải xin cấp CFS khi nhà nhập khẩu nước ngoài có yêu cầu.

Hàng hóa để được cấp CFS chỉ cần được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại Việt Nam (khoản 1 Điều 4) và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 của Quyết định. Theo những quy định này, hàng hóa không nhất thiết phải lưu thông thực tế trên thị trường (như bán, trưng bày, giới thiệu,…) mới được cấp CFS khi xuất khẩu.

CFS có thể được cấp dựa trên mẫu CFS do nhà nhập khẩu yêu cầu nhưng phải có đầy đủ các thông tin tối thiểu theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg.

Thẩm quyền cấp CFS thuộc về các Bộ, ngành nêu cụ thể tại Phụ lục số 01 của Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg. Trường hợp sản phẩm hàng hóa không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại phụ lục trên, Bộ Công Thương là cơ quan cấp CFS.

CFS không phải nộp cho cơ quan Hải quan khi xuất khẩu.

Trường hợp không nhất thiết phải xin cấp CFS ở nước xuất khẩu

CFS là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Đối với hàng nhập khẩu, CFS không phải là chứng từ bắt buộc nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục mở tờ khai hải quan nhập khẩu.

Theo quy định tại Điều 17 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg nêu trên, CFS chỉ yêu cầu trong trường hợp Bộ quản lý ngành (ví dụ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) yêu cầu phải có CFS trong bộ hồ sơ nộp cho Bộ này để được cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật (chẳng hạn như công bố sản phẩm, đăng ký lưu hành, …).

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải cấp những giấy chứng nhận khác theo quy định của các Bộ, ngành, thương nhân nhập khẩu không cần phải yêu cầu nhà xuất khẩu (ở nước ngoài) xin cấp CFS ở nước xuất khẩu.

Đối với những sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành chưa được Bộ, ngành tương ứng hướng dẫn cụ thể, việc quản lý CFS đối với các sản phẩm này được áp dụng theo quy định hiện hành.

(Theo Tin Chính phủ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Kim ngạch xuất khẩu đạt 25,8 tỷ USD
  • Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong nửa đầu tháng 6/2010
  • Xuất khẩu chè 5 tháng đầu năm tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ
  • Ngoại tệ xuống giá : Xuất khẩu lại chịu thiệt !
  • Xuất khẩu sẽ tăng hai con số
  • Nhập khẩu xăng dầu phải đăng ký trước
  • Giá chè xuất khẩu tăng mức kỷ lục
  • Xuất khẩu thủy sản: khó hoàn thành mục tiêu 4,5 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo