Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), để tiếp tục thành công trong xuất khẩu gạo năm 2011, trước hết phải tiếp tục làm tốt vấn đề thông tin về sản xuất và thị trường thế giới.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. - Ảnh: VNA

Giữ vững thị trường truyền thống

Tại Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo quý I và triển khai kế hoạch quý II/2011 vừa diễn ra tại TP. Cần Thơ, VFA cho biết, trong quý I/2011, thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam là Philippines đã thay đổi chính sách thu mua và trì hoãn, giảm nhập khẩu; thị trường khu vực châu Phi và Trung Đông cũng giảm nhập khẩu do bất ổn chính trị. Tuy nhiên, thị trường Indonesia và Bangladesh lại tăng nhập khẩu, nên sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn tăng kỷ lục so với mọi năm. Trong 4 tháng cuối 2010, Indonesia đã mua của Việt Nam 800 ngàn tấn và Thái Lan 275 ngàn tấn. Nước này đang tiếp tục hỏi mua khoảng 200 ngàn tấn. Bangladesh sau khi mua của Việt Nam 200 ngàn tấn hồi cuối năm ngoái, giờ cũng đang tiếp tục hỏi mua thêm.

Thêm vào đó, Philippines mới đây cũng đã thông báo gia hạn thoả thuận Chính phủ mua gạo của Việt Nam từ 2011-2013 với số lượng 1,5 triệu tấn mỗi năm, đồng thời mở rộng nhập khẩu tư nhân…

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang ở mức khá tốt, với gạo 5% tấm vào khoảng 510 USD/tấn, tương đương giá gạo cùng loại của Thái Lan và cao hơn gạo cùng loại của Pakistan.

Theo nhận định của ông Trương Thanh Phong, tiêu điểm xuất khẩu gạo trong quý II/2011 là thị trường Philippines sẽ nhập 860.000 tấn. Đồng thời, khi tình hình chính trị của khu vực cảng dỡ hàng chính là Bờ biển Ngà được cải thiện, thì các nước châu Phi sẽ tăng cường nhập khẩu gạo vì tồn kho đã cạn kiệt và giá lúa mì tăng cao. Sắp tới, nhu cầu nhập khẩu của Philippines, Trung Quốc và Bangladesh sẽ tăng cao và nguồn cung chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan. Với các hợp đồng đã ký còn nhiều, riêng trong tháng 3 đã ký hơn 1 triệu tấn, thị trường xuất khẩu gạo quý II của Việt Nam cơ bản đã được chuẩn bị sẵn, chỉ cần ký thêm một số hợp đồng nữa là đạt mức xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn. Nguồn hàng cũng đã được doanh nghiệp chuẩn bị thông qua chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Vươn ra các thị trường mới

Trong quý I/2011, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,85 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 884 triệu USD, tăng 42,23% về số lượng và tăng 45,72% về giá trị.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 478,12 USD/tấn, tăng 8,19 USD/tấn.

Giá thu mua lúa bình quân từ đầu vụ đông - xuân đến nay đạt 4.850 đồng/kg, đảm bảo được mục tiêu nông dân đạt lợi nhuận 30-40%. 

Hiện châu Á là thị trường số 1 của gạo Việt Nam trong năm qua khi chiếm tới hơn 4 triệu tấn (59,36% tổng lượng gạo xuất khẩu), tiếp đó là châu Phi (23,55%), châu Mỹ 8,21%…

Trong thời gian tới, các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục được mở rộng.

Ngày 27/4, Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng Bộ Lương thực Nông Lâm và Nghề cá Hàn Quốc tổ chức hội thảo về cơ chế đấu thầu xuất khẩu gạo vào thị trường Hàn Quốc. Theo thông báo từ cơ quan chức năng Hàn Quốc, năm 2011, nước này có nhu cầu nhập khẩu 347.658 tấn gạo, trong đó có 243.361 tấn gạo lức, gạo tấm dùng để chế biến và số gạo còn lại dùng làm lương thực. Hàn Quốc sẽ tiến hành nhập khẩu gạo từ tháng 5 tới và mong muốn nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Còn theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Phi (Bộ Công Thương), hàng loạt các nước Tây Phi muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Togo, Guinea, Ghana…. Cá biệt có những nước không chỉ nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước mà còn nhằm mục đích thương mại, tức là bán gạo sang nước thứ ba.

Sự kiện này chứng tỏ uy tín cũng như chất lượng gạo của Việt Nam đối với thị trường Tây Phi nói riêng và các nước châu Phi nói chung được nâng cao. Vấn đề là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phải tìm hiểu một cách cụ thể về nhu cầu nhập khẩu đối với từng loại gạo, cũng như giá cả sao cho hợp lý nhất.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Tăng chất lượng xuất khẩu cá tra
  • Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng đẩy giá thế giới giảm mạnh
  • Xuất khẩu gạo: Năng nhặt chặt bị!
  • Xuất khẩu cà phê có thể vượt 2 tỷ USD
  • Chôm chôm Việt Nam vào thị trường Mỹ
  • Xuất khẩu nhuyễn thể chỉ lo nguồn nguyên liệu
  • Năm 2010: Kim ngạch thương mại Việt Nam - Mexico tăng hơn 915,6 triệu USD
  • Nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo