Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rau quả chế biến xuất mạnh hơn rau quả tươi

Xuất khẩu thanh long Bình Thuận đi Mỹ đang trên đà giảm. - tinkinhte.com
Xuất khẩu thanh long Bình Thuận đi Mỹ đang trên đà giảm. Ảnh: Văn Nam

Trong khi rau quả tươi xuất khẩu từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh thì lượng rau quả qua chế biến như đóng hộp và đông lạnh xuất khẩu lại tăng mạnh.  

“Xuất khẩu rau quả tươi chưa bao giờ gặp khó như đầu năm nay”, ông Nguyễn Đức Năm, Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn cho biết. Lượng rau quả qua sơ chế xuất khẩu đi các thị trường Canada và châu Âu của công ty trong tháng vừa qua chỉ trên 10 tấn, gồm nhiều chủng loại.

“Thậm chí còn thấp hơn cùng kỳ năm 2009, thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ của các nước giảm mạnh do kinh tế khó khăn”, ông Năm nói.

Lượng trái cây tươi xuất khẩu trong những tháng giáp tết thường tăng nhẹ do những gia đình người Việt Nam tại nước ngoài tiêu thụ nhiều hơn vào thời gian đón tết cổ truyền. Nhu cầu này được thể hiện qua những đơn hàng từ cuối năm trước. Tuy nhiên lượng đơn hàng cuối năm qua giảm đáng kể.  

Tương tự, ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty thanh long Bình Thuận trong cuộc trao đổi cách đây 2 tuần cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết sức tiêu thụ thanh long tại thị trường Mỹ từ đầu năm 2010 khá yếu và không ổn định, chủ yếu do chi phí chiếu xạ, kiểm dịch, cước vận chuyển… làm đội giá thành sản phẩm lên đến trên 3 đô la Mỹ/kg.  

Ngược lại với trái cây tươi xuất khẩu, rau củ, trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp xuất khẩu lại tăng khá mạnh kể từ cuối năm 2009 đến nay.

Ông Huỳnh Quang Đấu, Giám đốc Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco) cho biết các mặt hàng trái cây đông lạnh của công ty như đu đủ, xoài… hay đóng hộp như bắp non, dứa, các loại đậu đóng hộp của công ty tăng đến hơn 20% so với tháng 12 năm 2009 và tăng khoảng 14% so với cùng kỳ, do nhu cầu tại các nước châu Âu và Mỹ tăng mạnh trong mùa đông.

Trung bình mỗi ngày các nhà máy chế biến của công ty cho ra khoảng 20 tấn sản phẩm xuất khẩu các loại.

Tuy nhiên, việc các hãng tàu tăng cước vận tải hàng loạt từ đầu tháng 2 cũng khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu phần nào bị khó khăn. Theo ông Đấu, giá CIF bao gồm giá thành phẩm, cước vận chuyển và bảo hiểm của các mặt hàng giao trong tháng 2 đã tăng khoảng 5%, trong khi khách hàng thương lượng các hợp đồng mới đều yêu cầu công ty hạ giá bán.

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam vào khoảng 431 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 5% so với kim ngạch năm 2008.

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu gia vị Ấn Độ được bù đắp do thiếu cung trên thế giới
  • Hàn Quốc bội thu về xuất khẩu
  • Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng cao nhất 2 thập kỷ
  • Xuất khẩu gạo lại gặp khó
  • Đức để mất vị trí xuất khẩu số 1 thế giới vào tay Trung Quốc
  • Xuất khẩu của Đài Loan tăng kỷ lục trong 30 năm
  • Trung Quốc chậm thay đổi thói quen với thủy sản ngoại quốc
  • Mỹ công bố kết quả xem xét hành chính khả quan đối với tôm Ấn Độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo