Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản phẩm từ điều sẽ bán trực tiếp vào siêu thị Mỹ

Từ năm 2006, Việt Nam vượt Ấn Đổ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân lớn nhât thế giới nhưng chủ yếu là điều nhân nguyên lóc. Ảnh: Ngọc Hùng

Thời gian tới, những sản phẩm điều nhân qua chế biến của Việt Nam sẽ được bán trực tiếp vào các siêu thị của Mỹ. Đây là lần đầu tiên thương hiệu điều của Việt Nam được bán trực tiếp cho người tiêu dùng Mỹ.

Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, ngày 14-5 Tập đoàn bán lẻ Kroger (Mỹ) đã có cam kết mỗi năm sẽ mua khoảng 100 container điều nhân, điều rang muối, điều tẩm mật ong... từ các doanh nghiệp Việt Nam để bán trực tiếp vào các siêu thị, hệ thống cửa hàng của tập đoàn này.

Hiện Kroger có 34 trung tâm phân phối - hàng hoá từ đây được phân phối đến các siêu thị. Kroger có hơn 2.400 siêu thị và cửa hàng lớn (multi-department stores) ở 31 bang, 786 cửa hàng tiện lợi, 328 cửa hàng bán đồ trang sức đá quý và 37 nhà máy chế biến thực phẩm tại Mỹ.

“Lâu nay doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều chủ yếu bán vào thị trường Mỹ là điều nhân nguyên lóc cho các nhà nhập khẩu để họ sơ chế, đóng gói và phân phối vào các siêu thị thì nay đã bán trực tiếp; hy vọng trong thời gian tới những sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ điều của Việt Nam sẽ được nhiều người tiêu dùng Mỹ biết đến và qua đó cũng là dịp để để quảng bá thương hiệu điều Việt Nam”, ông Giang nói.

Hiện mỗi năm Việt Nam xuất khẩu ít nhất 150.000 tấn điều nhân qua thị trường Mỹ, Trung Quốc, châu Âu nhưng đa phần ở dạng điều nhân nguyên lóc cho nhà nhập khẩu, sau đó, điều nhân được chế biến, đóng gói và được bán ra bằng tên gọi, thương hiệu của nhà nhập khẩu. Còn những sản phẩm điều tẩm muối, mật ong, kẹo điều của doanh nghiệp Việt Nam hầu như không thể xâm nhập được hệ thống siêu thị của những thị trường này.

Trên thực tế, làm sao để doanh nghiệp bán những sản phẩm điều có giá trị gia tăng cao vào trực tiếp các siêu thị bằng thương hiệu Việt Nam đã từng một mong muốn của nhiều doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện được.

Dẫn chứng, cách đây khoảng hai năm, ông Nguyễn Đức Thanh, lúc đó còn là Phó chủ tịch Vinacas sau khi đi khảo sát thị trường ở Mỹ về và chia sẽ rằng, ở nhiều siêu thị tại Mỹ một kilogram điều nhân rang muối mang thương hiệu một nhà nhập khẩu điều mua từ Việt Nam được bán với giá 20 đô la Mỹ.

“Họ chỉ mua điều nhân của Việt Nam về thêm chút muối rồi đóng gói và gắn thương hiệu của họ sau đó bán với giá gấp hơn hai lần giá đầu vào. Không biết khi nào điều nhân của Việt Nam mới bán trực tiếp tại các siêu thị của Mỹ bằng thương hiệu Việt”, ông Thanh nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • 8 DN xuất cá tra sang Mỹ được hưởng thuế suất thấp
  • Thêm rào cản cho xuất khẩu tôm
  • Ngành tôm Mỹ chia rẽ vì vụ kiện với Việt Nam
  • Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ
  • Xuất khẩu gạo có thể đạt 7,7 triệu tấn
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chuyển qua làm cung ứng
  • Doanh nghiệp FDI tiếp tục xuất siêu
  • Indonesia sẽ nhập 300.000 tấn gạo của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo