Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại điện tử: Cơ hội bán hàng xuyên biên giới

“Xuất khẩu trực tuyến”, “bán hàng trên mạng, các rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, phương thức thanh toán và kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế gới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, EU… là những vấn đề nổi lên tại hội thảo “Bán hàng xuyên biên giới dễ dàng-hiệu quả”, do Liên doanh Chợ điện tử-eBay và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 8-6.
 
Ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện tin học doanh nghiệp (VCCI) đánh giá: Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển vượt bậc của Thương mại điện tử đã khiến việc đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm riêng của công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch Thương mại điện tử quốc tế như eBay.com hay Amazon… trở thành hướng đầu tư khôn ngoan để mở rộng các kênh bán hàng trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại diện Liên doanh Chợ điện tử-ebay, ông Nguyễn Hoà Bình-Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm Hoà Bình cho biết: Thương mại điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng lớn. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam như đồ thủ công mỹ nghệ, giày dép, quần áo… hoặc bất cứ thứ gì bán được đều có thể trở thành những đơn đặt hàng xuyên biên giới. Vì vậy, các cá nhân hay doanh nghiệp nếu thực sự năng động và nhanh chóng nắm bắt lợi thế thì chắc chắn sẽ có được thành công với xuất khẩu trực tuyến.

Tuy tiềm năng phát triển lớn như vậy, tuy nhiên những ý kiến tham gia tại hội thảo cũng quan tâm tới việc xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang là một bài toán khó  đối với cá nhân và doanh nghiệp bởi rào cản về thanh toán, ngôn ngữ, văn hoá, kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới.

Các ý kiến cho rằng xuất khẩu trực tuyến tại Việt Nam chưa thực sự bùng nổ, chưa xứng với tiềm năng sẵn có bởi những rào cản về tâm lý, cũng như sự thiếu hụt những kênh xúc tiến hiệu quả.

Các chuyên gia dự báo rằng, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển và hoàn thiện cơ cấu của thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam, xuất khẩu trực tuyến là một hình thức kinh doanh đầy tiềm năng cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nước muốn đưa hàng Việt vươn xa.

Ông  Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết: Các doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu về tận dụng sức mạnh của mạng toàn cầu Internet trong việc kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào Thương mại điện tử ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, có ba xu hướng chủ đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tự mình xây dựng thực hiện hoạt động Thương mại điện tử; trở thành các thành viên các tổ chức, hiệp đội Thương mại điện tử và tham gia liên kết với các sàn Thương mại điện tử.

(Theo nhandan)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Xuất khẩu nông sản đạt 2,3 tỷ USD
  • Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông và châu Phi
  • Triển khai hải quan điện tử gặp khó
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng vượt dự kiến
  • Đắk Lắk mở rộng thị trường xuất khẩu mật ong
  • Nhập khẩu ôtô bất ngờ tăng vọt
  • Tháng 5/2010 xe máy nhập khẩu tăng trưởng mạnh
  • Nhập khẩu 300.000 tấn điều thô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo