Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2010

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 8,9 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những tăng trưởng về xuất khẩu khá tốt, tăng gần 40% trong khi doanh nghiệp trong nước giảm 20%. Điều này cho thấy môi trường đầu tư thông thoáng của Việt Nam đã phát huy tác dụng. Các ngành hàng có hàm lượng chất xám cao như điện tử, máy vi tính, sản phẩm công nghệ cao… sản xuất tại Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu nhiều.

Về xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 2 ước đạt 3,9 tỷ USD, giảm 23,2% so với tháng 2/2009, trong đó: xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 1,85 tỷ USD, tăng 16,5%; doanh nghiệp trong nước ước đạt 1,74 tỷ USD, giảm 42,2%. Tính chung 2 tháng ước đạt 8,91 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ; trong đó: xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 4,24 tỷ USD, tăng 49,3%; doanh nghiệp trong nước ước đạt 3,88 tỷ USD, giảm 24,3%.

 Xét theo nhóm hàng: tháng 2, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 0,79 tỷ USD, giảm 23,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 0,45 tỷ USD, giảm 29,9%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 2,01 tỷ USD, giảm 33,4% so với tháng 2/2009. Tính chung 2 tháng, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,84 tỷ USD, tăng 2,2%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,12 tỷ USD, giảm 11,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 4,62 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ.

 Xuất khẩu 2 tháng của một số mặt hàng chủ yếu như: dầu thô ước đạt 1,36 triệu tấn, giảm 51,3% về lượng và giảm 15,4% về kim ngạch; dệt may 0,15 tỷ USD, tăng 16,8%; da giày 0,68 tỷ USD, tăng 4,0%; sản phẩm gỗ 0,47 triệu USD, tăng 29,2%; linh kiện điện tử 0,41 tỷ USD, tăng 30,6%; thuỷ sản 0,23 tỷ USD, tăng 19,2%; gạo 781 nghìn tấn, giảm 24,9% về lượng và giảm 6,8% về kim ngạch.

 Tuy nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm có sự tăng trưởng nhẹ do giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện như: giá hạt điều tăng 20,6%, chè các loại tăng 2,4%, hạt tiêu tăng 12,6%, gạo tăng 24,1%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 91,9%, than đá tăng 44,7%, dầu thô tăng 74,0%, cao su tăng 84,5%... Như vậy, riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 604 triệu USD.

 Sự phục hồi của nền kinh tế một số nước trong khối EU chậm nên xuất khẩu tháng 2 vào một số thị trường chínhgiảm nhẹ 2,2% so với tháng 2/2009. Tuy nhiên, với thị trường Châu Á tăng 4,6%; Hoa Kỳ tăng 23,8%; Trung Quốc tăng 26,3%. Tính chung 2 tháng , xuất khẩu vào một số thị trường chính so với cùng kỳ như sau: Châu Á tăng 31,9%; EU tăng 0,5%; Hoa Kỳ tăng 25,8%; Trung Quốc tăng 54,4%. Thị phần kim ngạch xuất khẩu 2 tháng của các khu vực như sau: Châu Á chiếm 48,7%; Châu Âu chiếm 19,0%; Châu Mỹ chiếm 23,5%; Châu Phi chiếm 1,3%; Châu Đại Dương chiếm 4,5%; thị trường khác chiếm 2,9%.

 Về nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 2 ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 21,1% so với tháng 1, trong đó, kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 20,7%, chiếm tỷ trọng 40,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu; doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 74,8%, chiếm tỷ trọng 59,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 2 tháng ước đạt 10,66 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ chủ yếu do nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 51,2%.

Nhóm hàng cần thiết nhập khẩu 2 tháng ước đạt 8,56 tỷ USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần phải kiểm soát nhập khẩu ước đạt 0,72 tỷ USD, tăng 46,8%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 70,5%.

 So với cùng kỳ, tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng như sau: xăng dầu giảm 19% về lượng và tăng 20% về kim ngạch; thép các loại tăng 39,8% về lượng và tăng 34,3% về kim ngạch; phân bón tăng 20,3% về lượng và 16,8% về kim ngạch; giấy các loại tăng 5,6% về lượng và tăng 23,7% về kim ngạch; chất dẻo nguyên liệu tăng nhẹ về lượng nhưng tăng tới 45,9% về kim ngạch, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 14,5%; kim ngạch nhập khẩu máy tính và linh kiện tăng 59,7%;...

 Cũng như xuất khẩu, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao: giá xăng dầu các loại tăng 48,2%; khí đốt tăng 44,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 43,2%; sợi các loại tăng 34,6%; phôi thép tăng 18,9%; kim loại thường tăng 53,0%;... Như vậy, riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này khiến kim ngạch nhập khẩu tăng 602 triệu USD.

 Tháng 2, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các thị trường chính so với cùng kỳ: Châu Á tăng 10,4%; Châu Âu tăng 1,6%; Châu Mỹ tăng 29,7%; Châu Đại Dương tăng 11,2%. Tính chung 2 tháng: Châu Á tăng 41%; Châu Âu tăng 29,3%; Châu Mỹ tăng 66,2%; Châu Đại Dương tăng 35,4%;... Thị phần kim ngạch nhập khẩu 2 tháng của một số thị trường so với cùng kỳ: Châu Á chiếm 78,8%; Châu Âu chiếm 10,7%; Châu Mỹ chiếm 6,0%; Châu Đại Dương chiếm 1,6%;...

 Tóm lại, 2 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất, nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ. Căn cứ tình hình hiện nay, kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16,8 tỷ USD; giá trị nhập siêu  khoảng 2,6 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu khoảng 18,3%.

 Nền kinh tế thế giới còn nhiều biến động bất thường do sự phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các nước, sự bất ổn về tài chính của một số quốc gia, diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa như vàng, dầu mỏ và ngoại hối cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đòi hỏi cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2600/TTg-KTTH ngày 30 tháng 12 năm 2009 nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu năm 2010.

Tham khảo số liệu thống kê hàng hoá xuất, nhập khẩu (từ ngày 01/02 đến ngày 15/2/2010)

Mặt hàng chủ yếu
01-15/2/2010
Từ đầu năm đến 15/2
 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Xuất khẩu
 
 
 
 
Hàng thuỷ sản
 
138.508.387
 
448.852.904
Hàng rau quả
 
12.909.991
 
51.051.804
Hạt điều
4.623
23.473.290
17.504
93.376.604
Cà phê
54.509
79.138.096
19.689
280.295.739
Chè
4.654
6.544.251
15.435
21.401.952
Hạt tiêu
3.811
11.808.984
11.342
35.276.375
Gạo
238.435
138.004.252
61.023
342.967.412
Sắn và các sản phẩm từ sắn
117.987
29.725.312
370.932
97.666.836
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
 
11.188.272
 
35.459.009
Than đá
814.450
57.527.788
2.155.766
158.221.827
Dầu thô
281.535
172.524.116
1.089.405
657.170.874
Xăng dầu các loại
73.313
46.752.369
222.168
145.606.876
Quặng các khoáng sản khác
38.335
737.684
180.140
6.817.573
Hoá chất
 
11.938.631
 
24.403.512
Sản phẩm hoá chất
 
12.505.864
 
38.587.066
Chất dẻo nguyên liệu
4.451
6.351.521
12.816
18.575.766
sản phẩm từ chất dẻo
 
35.067.594
 
107.498.986
Cao su
11.784
30.323.619
66.158
167.128.574
Sản phẩm từ cao su
 
7.718.289
 
26.434.495
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
 
35.347.381
 
105.588.727
Sản phẩm mây tre cói, thảm
 
8.712.546
 
28.701.755
Gỗ và sảnp hẩm gỗ
 
124.308.923
 
415.746.524
Giấy và các sản phẩm từ giấy
 
10.560.602
 
34.702.898
Hàng dệt, may
 
446.846.870
 
1.255.018.589
Giày dép các loại
 
177.477.853
 
581.693.251
Sản phẩm gốm, sứ
 
14.607.237
 
46.014.968
Thuỷ tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh
 
15.497.950
 
43.101.064
Đá quý và kim loại quý
 
6.697.494
 
24.838.247
Sắt thép các loại
34.117
26.565.704
127.870
90.712.325
Sản phẩm từ sắt thép
 
25.840.139
 
77.880.700
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
 
118.308.918
 
349.984.932
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
 
117.306.373
 
329.085.237
Dây điện và dây cáp điện
 
50.835.883
 
150.160.678
Phương tiện vân tải và phụ tùng
 
60.299.009
 
185.845.417
Hàng hoá khác
 
280.540.348
 
968.570.766
Tổng kim ngạch xuất khẩu
 
2.352.501.540
 
7.444.440.262
Nhập khẩu
 
 
 
 
Hàng thuỷ sản
 
9.008.522
 
38.356.468
Sữa và sản phẩm sữa
 
23.425.747
 
86.910.707
Hàng rau quả
 
15.525.077
 
37.467.242
Lúa mì
76.126
18.016.181
225.286
52.890.419
Dầu mỡ động thực vật
 
22.360.917
 
90.236.360
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
 
5.834.644
 
22.324.300
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
 
132.167.500
 
293.226.407
Nguyên phụ liệu thuốc lá
 
24.167.697
 
40.953.662
Clanke
150.915
5.289.016
391.920
14.347.924
Xăng dầu các loại
584.458
341.141.495
1.281.269
758.745.807
Xăng
109.638
68.044.392
238.320
152.261.769
Diesel
254.093
211.963.005
737.192
444.324.855
Mazut
91.314
41.962.234
206.016
94.616.222
Nhiên liệu bay
29.414
19.171.864
94.523
64.467.653
Dầu hoả
   
3.075.308
Khí đốt hoá lỏng
27.278
21.299.569
91.096
66.607.043
Sản phẩm từ dầu mỏ khác
 
28.586.684
 
90.195.564
Hoá chất
 
60.034.266
 
207.759.330
Sản phẩm hoá chất
 
60.291.686
 
202.818.798
Nguyên phụ liệu dược phẩm
 
8.281.925
 
23.958.257
Dược phẩm
 
34.869.326
 
124.530.865
Phân bón
98.781
34.720.911
604.898
180.776.521
+Phân Ure
37.229
11.837.733
244.603
77.553.131
+Phân NPK
25.234
9.518.977
52.815
19.147.242
+Phân DAP
12.543
5.032.307
70.637
28.916.832
+Phân SA
8.344
1.036.930
161.295
21.490.209
+Phân Kali
11.450
5.395.935
53.225
24.213.328
Thuốc trừ sây và nguyên liệu
 
19.803.258
 
75.535.955
Chất dẻo nguyên liệu
76.472
115.648.539
256.065
369.749.592
Sản phẩm từ chất dẻo
 
45.975.970
 
145.328.706
Cao su
9.760
19.893.487
36.640
64.768.258
Sản phẩm từ cao su
 
9.820.037
 
34.189.390
Gỗ và sản phẩm gỗ
 
27.975.957
 
116.701.142
Giấy các loại
27.040
22.842.990
96.718
82.208.246
Sản phẩm từ giấy
 
16.262.580
 
46.176.976
Bông các loại
12.073
19.763.459
14.881
71.011.520
Vải các loại
18.938
36.937.171
51.196
115.478.304
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
 
127.938.076
 
453.228.627
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
 
67.217.488
 
82.485.631
Sắt thép các loại
286.609
178.888.454
861.772
505.137.028
phôi thép
69.894
32.759.062
238.569
112.634.394
sản phẩm từ sắt thép
 
42.180.148
 
141.336.321
kim loại thường khác
20.713
85.786.666
66.005
252.880.597
đồng
6.151
45.438.515
17.129
121.932.896
Sản phẩm từ kim loại thường khác
 
8.270.170
 
31.564.929
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
 
156.984.112
 
524.398.096
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
 
466.688.926
 
1.539.623.522
Dây điện và dây cáp điện
 
18.614.641
 
58.416.393
Ôtô nguyên chiếc các loại (chiếc)
1.896
30.164.724
2.334
85.155.587
Linh kiện, phụ tùng ôtô
 
73.879.412
 
220.960.887
Xe máy nguyên chiếc (chiếc)
4.283
4.833.065
16.864
19.162.390
Linh kiện, phụ tùng xe máy
 
29.288.394
 
85.821.534
Phương tiện vân tải khác và phụ tùng
 
24.293.956
 
122.574.135
Hàng hoá khác
 
315.754.917
 
1.020.479.783
Tổng kim ngạch nhập khẩu
 
2.877.257.616
 
8.816.205.627

(Nguồn: TCHQ)

Vinanet

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Hồng Kông tăng đột biến
  • Tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương: Thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam
  • Xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 8,9 tỷ USD
  • Điểm tin XNK
  • Thuế nhập khẩu mới đối với một số loại ôtô
  • Bổ sung nhập khẩu 50 nghìn tấn đường
  • Tình hình nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Móng Cái tuần đến ngày 12/3/2010
  • Giá gạo giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo