Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu bột barit ở Tuyên Quang khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước

Một góc dây chuyền sản xuất bột barit

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc cho phép các doanh nghiệp khai thác chế biến quặng barit trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011-2015 được phép xuất khẩu khoảng 70.000 tấn/năm bột barit sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo thực hiện việc xuất khẩu bột barit trên theo quy định, bảo đảm không để xảy ra hiện tượng bán phá giá hoặc ép giá thu mua bột barit của các đơn vị sản xuất.

UBND tỉnh Tuyên Quang được giao nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu từng bước thực hiện việc chuyển sang sản xuất, chế biến Felsspat, vật liệu xây dựng để tận dụng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất đã đầu tư, duy trì đội ngũ lao động.

Được biết, toàn tỉnh Tuyên Quang có 6 doanh nghiệp với 13 dây chuyền sản xuất barit, tổng công suất trên 320.000 tấn/năm.

Phần lớn sản lượng barit được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí. Barit chiếm đến 40% thành phần nước bùn khoan.

Những lĩnh vực ứng dụng khác của barit là làm chất độn trong các sản phẩm chất dẻo và chất kết dính, lớp sơn lót cho ôtô, làm lớp bảo vệ trong màn hình ti vi có tác dụng bảo vệ chống phóng xạ từ các ống catôt.

Trong ngành thủy tinh, barit được sử dụng làm chất trợ chảy, chất oxi hóa và khử màu. Barit còn là nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm hóa chất. Trong y tế, bột barit được sử dụng cho các bệnh nhân chiếu chụp rơn-ghen dạ dày, vì BaSO4 có tác dụng ngăn tia X.

(Theo Nam Anh // Tin Chính phủ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo