Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo - Nắm bắt tốt cơ hội

Thời gian gần đây, việc điều hành xuất khẩu gạo có nhiều khó khăn trong bối cảnh thị trường đầy biến động, hư hư thực thực. Nếu không tỉnh táo, nhanh nhạy, nắm được bản chất vấn đề sẽ rơi vào tình huống bị động, bất lợi cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người nông dân…

Diễn biến bất thường

Cách đây vài tháng, theo các phương tiện truyền thông quốc tế, người đứng đầu Chính phủ Philippines tuyên bố đủ gạo cho người dân nên không cần nhập khẩu gạo đến giữa năm 2011, nếu có nhập cũng chỉ nhập với số lượng rất ít so với các năm trước. Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới cho đến thời điểm này. Cùng lúc đó, Indonesia cũng phát đi tuyên bố năm nay có thể xuất khẩu 2 triệu tấn gạo, thay vì nhập khẩu như hàng năm. Ấn Độ cũng đưa tin chuẩn bị xuất khẩu gạo trở lại…

Nhu cầu mua gạo của Việt Nam từ các nước đang tăng.Trong ảnh: Vô bao gạo xuất khẩu. Ảnh: ĐỨC THÀNH

Một số chuyên gia trong nước cũng lo ngại về tương lai ảm đạm cho ngành lương thực vì các khách hàng chính dần dần tự túc được lương thực. Cùng lúc đó, giao dịch gạo quốc tế trầm lắng, các nhà nhập khẩu quốc tế bình thản chờ giá gạo Việt Nam xuống hơn nữa mới chịu ký hợp đồng. Tình hình này cộng hưởng làm giá gạo Việt Nam xuống dần đến mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. Trong khi đó, vụ hè thu đến thời kỳ bước vào thu hoạch với diễn biến thị trường hoàn toàn bất lợi. Các doanh nghiệp vẫn còn gạo tồn kho nhiều, buộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phải hạ hết mức giá sàn xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy đầu ra.

Nhưng trận lũ tồi tệ nhất lịch sử ở Pakistan xảy ra, gây tổn thất lớn về lương thực (Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon kêu gọi viện trợ ngay 2 tỷ USD lương thực cho nước này). Kế đến là việc cháy rừng lan rộng đến mức chưa từng thấy cả trăm năm qua ở Cộng hòa Liên bang Nga, khiến chính phủ phải tạm ngưng việc xuất khẩu ngũ cốc. Tuyên bố này làm rúng động thị trường lương thực thế giới. Sau đó, Ukraine cũng phải tạm ngưng xuất khẩu lúa mì. Có thể nói, những sự kiện này gần như làm xoay chuyển thị trường lương thực thế giới, thay đổi hẳn chính sách lương thực của nhiều nước, làm đổ vỡ hầu hết mọi dự đoán trước đó. Giá lúa mì tăng nhiều nơi chuyển qua ăn gạo, làm tăng nhu cầu và tăng giá gạo. Thị trường gạo lại bắt đầu sôi động... 

Điều này cho thấy, bản chất của dự báo đã có sai số. Nếu không xảy ra những diễn biến bất ngờ, sai số có thể ít và ngược lại. Thị trường lương thực trong bối cảnh mà toàn thế giới đều nói đến tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng xảy ra bất thường hơn thì lại càng khó có dự báo chính xác cho thời gian dài. Đó là chưa nói đến ẩn số thị trường Trung Quốc, không tuyên bố điều gì và thông tin về tình hình lương thực, cứ hư hư thực thực làm cho mọi người phải căng ra mà dự báo nhằm ứng phó các tình huống có thể đến từ quốc gia với dân số hơn một tỷ người này.

Chớ để vàng rơi

Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, VFA, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) đã liên tục đón tiếp nhiều đoàn khách đến từ Mozambich, Bangladesh, Indonesia, Philippines và Trung Quốc. Nếu như lãnh đạo cấp cao của chính phủ Mozambich đến thăm Việt Nam và trở về với một hợp đồng 400.000 tấn gạo (từ Vinafood 1) thì các cơ quan Bulog của Indonesia và NFA của Philippines đến Việt Nam để mong nhận một sự cam kết là sẽ mua được gạo. Giá thì chưa gút lại, chờ đến sau tháng 10, sau khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN nhóm họp tại Hà Nội với những tiếp xúc, thỏa thuận cấp cao...

Được biết, Bulog đặt vấn đề mua gạo từ nay đến đầu năm 2011. Phía Việt Nam chỉ cam kết cung cấp mà hai bên chưa có kết thúc cụ thể nào về số lượng và giá cả nên đại diện Bulog sau đó phải qua Thái Lan thương lượng tìm nguồn gạo cung cấp, nhưng vẫn chưa đạt kết quả khả quan.

Tổng cục Lương thực quốc gia Philippines (NFA) sang Việt Nam để phát đi tín hiệu sẽ và muốn tiếp tục mua gạo từ Việt Nam. Mới đây, Cục trưởng Cục Lương thực Trung Quốc cũng đã đến TPHCM và Hà Nội để trao đổi, tìm hiểu về tình hình lương thực mà không nói cụ thể điều gì. Nhưng động thái đó cũng cho thấy “ẩn số” này đang bắt đầu chuyển động. Trước đó, phía Bangladesh cũng đã mua 100.000 tấn gạo từ Vinafood 2 và vẫn có nhu cầu mua tiếp vài trăm ngàn tấn gạo nữa. Trong khi đó, Vinafood 1 trúng thầu 60.000 tấn gạo loại 5% tấm bán cho Iraq với giá FOB  gần 450 USD/tấn. Và trên bình diện thế giới, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng về việc triệu tập hội nghị về lương thực toàn cầu… 

Những chuyển động này cho thấy dù chưa diễn ra nhưng nhu cầu gạo thế giới sẽ thật sự sôi động trong thời gian tới. Và như trên đã nói, đây là giai đoạn mà chúng ta phải cực kỳ nhanh nhạy và tỉnh táo để tính toán xem thời điểm nào và ký giá nào có lợi nhất có thể đảm bảo tiêu thụ hết lúa bà con thu hoạch vụ mùa và đông xuân vào đầu năm 2011 với giá cao nhất, nếu không sẽ lâm vào vào tình cảnh “cầm vàng lại để vàng rơi”.

 

( Theo CÔNG PHIÊN // Báo SGGP Online )

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Nhập khẩu ôtô được dự báo tiếp tục sụt giảm
  • Xuất khẩu gạo đạt gần 5,4 triệu tấn
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt tới 1,75 tỷ USD
  • Thêm ba mặt hàng gia nhập "câu lạc bộ" 1 tỷ USD
  • Đề cao nỗ lực vươn tới kinh tế thị trường của VN
  • Việt Nam đã xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo
  • Thêm ba mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD
  • Tình hình xuất nhập khẩu của An-giê-ri 8 tháng đầu năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo