Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Vẫn thiếu hiểu biết thị trường

Mỗi ngày, hàng nghìn tấn tinh bột sắn, sắn lát cùng hàng trăm tấn vải thiều, thanh long, khoai lang, chuối... xuất qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn cho thấy thị trường Trung Quốc (TQ) đang chuộng nông sản từ Việt Nam (VN) như thế nào. Kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao là điều đáng mừng, nhưng vẫn còn nguyên bài học về sự thiếu hiểu biết thị trường khiến nông sản VN luôn đứng trước nguy cơ bị ép giá.

Xuất siêu nông sản


Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch XNK tăng 96% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt kim ngạch XK đạt 537,9 triệu USD - tăng đến 115% so với cùng kỳ, chủ yếu là hàng nông sản. Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, đạt được con số trên là nhờ hiện tượng tăng đột biến XK hàng hóa nông sản sang TQ trong 4 tháng đầu năm. Thậm chí, cửa khẩu Tân Thanh đã nhiều lần rơi vào tình trạng ách tắc cục bộ do xe hàng dồn về quá nhiều trong cùng một thời điểm.

Ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn - cho biết: “Ngoài các mặt hàng tăng mạnh theo mùa như dưa hấu, vải thiều, có những nông sản phía TQ thu mua thường xuyên với số lượng lớn phải kể đến sắn lát, tinh bột sắn. Ngày cao điểm cửa khẩu Bảo Lâm đã làm thủ tục xuất đến 2 - 3 nghìn tấn tinh bột sắn”.

Cửa khẩu Tân Thanh vẫn đứng đầu về lượng hàng nông sản xuất sang TQ. Trung bình mỗi ngày khoảng 100 xe được làm thủ tục thông quan, nhưng từ đầu vụ mùa vải thiều đến nay, số xe hàng đã đạt khoảng 150 - 170 xe/ngày. Riêng mặt hàng vải thiều, trung bình mỗi ngày có từ 500 - 700 tấn XK.

Mặt hàng vải thiều chủ yếu được tư thương TQ lựa chọn từ gốc, được đóng gói sẵn nên giải phóng hàng nhanh, không xảy ra hiện tượng phải quay đầu xe, trả hàng về như đối với dưa hấu. Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh - cho biết: “Tổng giá trị XK qua cửa khẩu Tân Thanh đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là hàng nông sản. Có thể nói, hiện mặt hàng nông sản qua Tân Thanh đang xuất siêu, nông sản từ TQ đang nhập về rất ít”.

Nhiều rủi ro

Hàng nông sản XK được là điều đáng mừng cho bà con nông dân. Tuy nhiên, nông sản VN vẫn gặp nhiều rủi ro và rơi vào thế bị động khi xuất vào thị trường TQ. Hàng nông sản VN gần như không chủ động được thị trường, kể cả việc phải xuất hàng qua đường nào cũng do phía bên kia điều tiết.

Có thể kể đến mặt hàng tinh bột sắn, những năm trước đây là mặt hàng chủ yếu xuất qua cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình). Nhưng từ đầu năm đến nay, theo Chi cục Hải quan Chi Ma, tuyệt không có một xe tinh bột sắn nào xuất qua cửa khẩu này, thay vào đó mặt hàng này phải đi sang cửa Bảo Lâm (Hữu Nghị). Còn hiện tại, vải thiều sấy khô đang được chất đầy tại các kho hàng ở Đồng Đăng, cảnh mua bán diễn ra tấp nập giữa lái buôn TQ và chủ hàng VN.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là không một kilôgram vải thiều khô nào xuất qua đường Tân Thanh, mà phải đi qua bằng các đường khác. Đầu vụ, lái buôn TQ trả trung bình 8 – 9NDT/kg vải sấy khô, đến khi chủ hàng VN nhập hàng về ồ ạt, mức giá hiện đang bị dìm xuống 4 – 6NDT/kg. Thêm nữa, người mua còn ra điều kiện chỉ ký nhận hàng, trả tiền sau, khiến không ít chủ hàng VN méo mặt vì con nợ một đi không trở lại.

Việc thương lái TQ về tận vườn vải, ruộng khoai lang để chọn lựa hàng rồi xuất đi cho thấy họ buôn tận gốc, bán tận ngọn. Bóng dáng doanh nghiệp VN quá mờ nhạt trong các giao dịch hàng nông sản, nên gần như không thể dự báo được nhu cầu thị trường hay có thể điều tiết được giá cả. Một ví dụ nữa về việc bị động trong giao dịch hàng nông sản là tại cửa khẩu Tân Thanh, cho dù là hàng xuất hay hàng nhập, phía VN đều phải sang TQ bốc hàng.

Vì vậy mới có chuyện những xe dưa hấu xếp hàng dài dằng dặc để chờ đối tác phía bên kia lựa từng quả dưa và những xe dưa không đạt chất lượng phải quay đầu về bán tháo. Hay có những mặt hàng như quả trám năm trước xuất ầm ầm, năm sau người dân đua nhau trồng, thu hoạch thì lại chẳng thấy ai mua.

Sự mù mờ về thị trường và tính bị động trong giao dịch hàng nông sản đã để lại nhiều bài học, nhưng đến nay dường như vẫn chưa tìm được phương án khắc phục hiệu quả.

(Báo Lao Động)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • TP.HCM thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
  • Indonesia sẽ nhập tới 600.000 tấn gạo Việt Nam
  • Các chứng chỉ tiêu chuẩn “trói” doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
  • Nhập siêu tháng 6 giảm mạnh nhờ tái xuất vàng
  • Giới nhập khẩu xe cũ tìm cách chuyển hướng làm ăn
  • Nhập siêu đột ngột giảm mạnh
  • Xuất khẩu sáu tháng tăng trên 32%
  • Xuất 400 tấn vảy PET đầu tiên sang Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo