Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh

Doanh nghiệp Ấn Độ đến giới thiệu sản phẩm tại TP.HCM. Ảnh: Thu Nguyệt

Sau khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ liên tiếp tăng cao, chủ yếu nhờ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ hàng hoá với tổng giá trị 992 triệu đô la Mỹ vào năm 2010, tăng hơn gấp hai lần so với năm 2009, và đạt 1,55 tỉ đô la Mỹ vào năm 2011, tăng 56,5% so với năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 1,22 tỉ đô la Mỹ.

Nhờ tốc độ xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, nên mức nhập siêu của Việt Nam từ Ấn Độ cũng giảm dần qua các năm, từ mức nhập siêu 1,2 tỉ đô la Mỹ trong năm 2009, xuống còn 754 triệu đô la Mỹ trong năm 2010, 792 triệu đô la Mỹ trong năm 2011 và 375 triệu trong 9 tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), không cho rằng tăng trưởng trên nhờ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt FTA ASEAN-Ấn Độ, mà là nhờ khối doanh nghiệp FDI.

Trong năm 2011, điện thoại di động và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Ấn Độ, chiếm gần 24% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Theo ông Huy, đây chủ yếu là xuất khẩu điện thoại di động của Samsung. Tại thị trường Ấn Độ, Samsung thành công hơn Apple.

Ngoài ra, máy móc thiết bị đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ, chiếm 14,4%, và cũng chủ yếu nhờ việc công ty Doosan Vina xuất khẩu nồi hơi sang thị trường này.

Trong khi đó, các sản phẩm thuần túy của Việt Nam, như nông sản, than đá, hạt tiêu, hóa chất, gỗ… lại có kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn sang thị trường Ấn Độ.

Ngoài ra, tỷ lệ tận dụng FTA ASEAN-Ấn Độ của Việt Nam hiện khá thấp. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có sử dụng C/O form AI để hưởng ưu đãi thuế quan FTA chỉ khoảng 150 triệu đô la Mỹ, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Theo ông Huy, nguyên nhân là hiệp định trên chỉ mới có hiệu lực cách đây hai năm và chưa đến thời điểm hai bên hoàn tất cam kết cắt giảm thuế quan, và doanh nghiệp Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ lợi ích mà hiệp định mang lại. Ngoài ra, có những doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ không đáng tin cậy, dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng. Việc này cũng phần nào cản trở thương mại hai nước, ông Huy cho biết.

Thông tin cung cấp tại hội thảo cho thấy, các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế lại thuộc danh mục nhạy cảm của Ấn Độ, tức có lộ trình cắt giảm thuế chậm, như may mặc, da giày, sản phẩm plasitic, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Còn thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến, sản phẩm dệt may, phương tiện vận tải,.. lại thuộc danh mục loại trừ, tức Ấn Độ không cam kết giảm thuế. Đối với hạt tiêu, chè, cà phê, Ấn Độ cam kết giảm từ thuế suất 90-100% xuống còn 40-50% vào ngày 31-12-2019.

Hiện nhiều mặt hàng của Việt Nam được hưởng thuế 0-7% khi vào thị trường Ấn Độ, như điện thoại các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, cao su, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hoá chất, gỗ và sản phẩm gỗ.

Theo ông Huy, chỉ cần được giảm thuế một điểm phần trăm, hàng hoá Việt Nam đã có lợi thế khi thâm nhập thị trường Ấn Độ, do cách tính thuế của Ấn Độ. Chẳng hạn, một lô hàng trị giá 1.000 rupee xuất khẩu vào Ấn Độ, với thuế suất cơ bản 10%, với cách tính thuế của Ấn độ, tiền thuế phải nộp là 244 rupee, tức mức thuế đã lên 24,42%.

Do đó, chỉ cần được giảm một điểm phần trăm thuế thì khoản tiền thuế phải đóng cũng được giảm nhiều qua công thức tính thuế của Ấn Độ, ông Huy nói.

Nhiều sản phẩm Ấn Độ vào Việt Nam

Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được thị trường Ấn Độ tiềm năng, với dân số 1,2 tỉ người, thì doanh nghiệp Ấn Độ khá năng động. Hiện có hơn 100 văn phòng đại diện của doanh nghiệp Ấn Độ tại thị trường Việt Nam để kết nối xuất khẩu hàng hoá.

Hiện doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu khá nhiều sản phẩm của Ấn Độ, chủ yếu là những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, như mực sống, vải, bông, thức ăn gia súc và nguyên liệu, da, sợi,…

Theo một số doanh nghiệp, sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ phần lớn có giá cạnh tranh, chất lượng khá và vận chuyển nhanh do gần về khoảng cách địa lý. Chẳng hạn, một ký bông của Mỹ hiện có giá khoảng 2 đô la Mỹ với thời gian vận chuyển là từ 1,5-2 tháng, trong khi đó của Ấn Độ là 1,85 đô la Mỹ, với thời gian vận chuyển là một tháng. Hiện dược phẩm từ Ấn Độ cũng có giá trung bình thấp hơn dược phẩm từ châu Âu từ 60-70%.

Các sản phẩm trên thuộc 33,8% các dòng thuế đang hưởng thuế suất ưu đãi 0-9,4% khi vào thị trường Việt Nam, theo cam kết của Việt Nam khi thực hiện FTA ASEAN-Ấn Độ. Chẳng hạn như, thức ăn gia súc, dược phẩm, máy móc, thiết bị, ngô, bông, chất dẻo nguyên liệu, hoá chất, xơ, sợi dệt,…

(TBKTSG Online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản tăng mạnh
  • Việt Nam tạm giành vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới
  • 10 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 22,5 tỷ USD
  • Nhập khẩu gỗ khốn khổ vì ‘giấy phép con’
  • Giá tăng nhưng không còn gạo để bán
  • Nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng mạnh
  • Tin hàng hóa xuất nhật khẩu 26-9-2012
  • Mỗi năm VN sẽ bán cho Indonesia 1,5 triệu tấn gạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo