Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu sang châu Phi cao kỷ lục

Nhiều doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chưa quan tâm đến thị trường châu Phi. Ảnh: Thu Nguyệt

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng cao và đạt mức kỷ lục, theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi – Tây Á – Nam Á (Bộ Công Thương).

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 2,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 209% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 576%, sang Senegal đạt 154 triệu đô la Mỹ (tăng 305%), sang Algeria đạt 68 triệu đô la Mỹ (tăng 58%), sang Ai Cập đạt 124 triệu (tăng 27%).

Xuất khẩu đá quý, kim loại quý là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi tăng cao kỷ lục. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đá quý và kim loại quý sang Nam Phi đạt đến 1,36 tỉ đô la Mỹ, tăng 29 lần so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi trong 7 tháng đầu năm.

Ngoài ra, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước châu Phi, với kim ngạch xuất khẩu gạo sang Senegal đạt 143 triệu đô la Mỹ, Bờ Biển Ngà đạt 86 triệu đô la Mỹ, Ghana đạt 56 triệu đô la Mỹ, Angola đạt 21 triệu đô la Mỹ.

Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi – Tây Á – Nam Á, cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà bị ngưng trệ trong ba tháng đầu năm do tác động của cuộc khủng khoảng chính trị hậu bầu cử tại đây, nhưng đã phục hồi vào tháng 4 và tăng mạnh vào tháng 6 và 7 (đạt 32 triệu đô la Mỹ/tháng).

Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước khác, như Algeria và Ai Cập cũng phục hồi và tăng trưởng trong quý 2 sau khi sụt giảm trong quý 1 do bất ổn chính trị.

"Hiện nay, tình hình chính trị các nước Bắc Phi và Bờ Biển Ngà đang ổn định trở lại và nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu dự báo tăng sau thời gian bị gián đoạn nguồn cung. Đây là cơ hội để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu và thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường này", ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Đình Phi, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú, cho biết công ty đã nối lại việc xuất khẩu tôm vào Ai Cập từ tháng 3-2011, sau khi bị ngưng trệ vào tháng 2-2011. Tuy nhiên, lượng đơn hàng sang Ai Cập của Minh Phú không tăng sau thời gian đình trệ, do giá hàng hiện đã tăng 20% so với thời điểm đầu năm.

Theo ông Hùng, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi trong năm 2011 ước đạt 3 tỉ đô la Mỹ, tăng 70% so với kim ngạch xuất khẩu 1,78 tỉ đô la Mỹ của năm 2010.

Dự kiến, trong những tháng cuối năm nay, Bộ Công Thương tổ chức ba đoàn đi nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại tại châu Phi như đoàn đi Cameroon và Trung Phi (cuối tháng 8), đoàn đi Senegal và Sierra Leone (đầu tháng 10), đoàn đi Nigeria (tháng 11).

Bộ Công Thương cũng phối hợp với Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức đón đoàn các nhà xuất khẩu bông khu vực Đông và Nam Phi vào Việt Nam tham dự hội thảo, gặp gỡ đối tác (tháng 8), đoàn các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ châu Phi (tháng 11), vận động doanh nghiệp châu Phi tham dự Hội chợ quốc tế Vietnam Expo 2011 tại TPHCM vào cuối năm 2011.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Hà Nội có thể nhập siêu trên 14 tỷ USD trong năm nay
  • 8 tháng, Tp.HCM xuất siêu trên 1,5 tỷ USD
  • Loay hoay đầu ra cho da giày
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: “Nín thở” chờ động thái từ Thái Lan
  • Bất ngờ với xuất khẩu điện thoại và linh kiện
  • Bảy tháng đầu năm nhập siêu hơn 6,6 tỉ USD
  • Nhập khẩu ôtô tháng 7: Chim báo bão
  • TPHCM xuất siêu 296,5 triệu USD trong tháng 7
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo