Tấtcả các mặt hàng từ cá tra, tôm, cá ngừ, nhuyễn thể đến hải sản khai thác khác…. của Việt Nam đều phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy thoái năm ngoái, tạo đà cho xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2010 tăng 20% so với cùng kỳ.
Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đều có mức tăng trưởng cao lần lượt là: 26,3% (215,754 triệu USD), 21,5% (227,129 triệu USD) và 17% (317,403 triệu USD). Đây là mức tăng khá ấn tượng vì cùng thời gian này năm ngoái, chỉ có Mỹ tăng chút ít trong khi EU và Nhật Bản đều sụt giảm mạnh.
EU vẫn đứng đầu về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam có giá trị đạt 317,403 triệu USD với khối lượng 106.192 tấn tăng 17% về giá trị và 13% về khối lượng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này khó giữ vững vì quy định thiết lập hệ thống trong cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (quy định IUU) của EU đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp hải sản trong việc xin cấp Chứng nhận Thủy sản Khai thác cũng như việc ngư dân không bán nguyên liệu hải sản cho doanh nghiệp xuất hàng sang EU. Bên cạnh đó, khủng hoảng nợ châu Âu có thể làm sụt giảm niềm tin của nhà nhập khẩu cũng như làm chậm đà phục hồi kinh tế trong thời gian còn lại của năm. Diễn biến mấy tuần gần đây cho thấy nguy cơ từ cuộc khủng hoảng nợ nần đã bắt đầu lộ diện. Tâm lý bi quan từ thị trường châu Âu có thể kéo theo nỗi lo lạm phát và làm giảm sức tiêu dùng của người dân trong khu vực này.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng mặc dù hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đều đang bị áp thuế CBPG. Tính đến thời điểm này Mỹ nhập khẩu cá tra và cá da trơn từ trên 12 quốc gia trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn là nước có khối lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất vào thị trường này. Dự báo giá và nhu cầu hàng thủy sản có thể tăng cao trong thời gian tới do sự cố tràn dầu vì thủy sản từ vịnh Mêhicô có khả năng sẽ trở nên khan hiếm trong vòng vài tháng tới bởi các ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Mặc dù Mỹ chỉ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam sau Nhật Bản, nhưng thời điểm này nhu cầu tôm tại thị trường Mỹ đang tăng cao. Một số đối thủ của Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ như Êcuađo giảm diện tích nuôi, các nước trong khối Asean đang trong vụ thả nuôi, Mêhicô bị cấm xuất khẩu do vi phạm luật về bảo vệ rùa biển... đã khiến Việt Nam có nhiều lợi thế hơn khi xuất khẩu tôm sang thị trường này.
4 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 375.026 tấn, trị giá 1,268 tỷ USD tăng 22,1% về khối lượng và 20,1% về giá trị. Mức tăng này báo hiệu tín hiệu tốt đẹp cho sự trở lại của thủy sản sau hai năm kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng.
vinanet
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com