Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách thức thâm nhập thị trường Scandinavia

Bắt đầu thâm nhập một thị trường mới đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và nỗ lực không ngừng. Trước khi xác định khách hàng tiềm năng thì quan trọng phải phân tích được đặc tính của thị trường, các đối thủ cạnh tranh và những cơ hội tại thị trường đó.

Tìm thông tin trên internet

Các thông tin về thị trường mới trên internet tương đối phong phú. Có nhiều công ty đăng tải các thông tin về sản phẩm và hệ thống phân phối trên internet. Những địa chỉ liên hệ thường dễ tìm thấy trên các trang web. Những trang web phổ biến cho thị trường Scandinavia bao gồm: www.kompass.com và www.europages.com .
 
Tham gia hội chợ

Tham gia gian hàng tại hội chợ và tham quan hội chợ cũng là một phương pháp hiệu quả để tìm hiểu làm quen thị trường mới. Trước khi tham gia gian hàng tại hội chợ, nên tham quan hội chợ trước. Việc chuẩn bị một chuyến tham quan hội chợ kỹ lưỡng sẽ là một cách nghiên cứu thị trường với chi phí hiệu quả nhất. Tại các hội chợ ở các nước Scandinavia, các nhà trưng bày là nhà bán buôn hoặc nhập khẩu và đối tượng khách hàng của họ là các nhà bán lẻ. Gặp gỡ được những nhà trưng bày hội chợ để tìm hiểu thông tin về các sản phẩm mới là một cách làm rất hiệu quả để tìm kiếm và liên hệ được những người mua tiềm năng.

Tham quan hội chợ cũng là cách để nhà xuất khẩu nắm bắt được thông tin cập nhật về sự phát triển, xu hướng và đặc thù của thị trường. Điều này sẽ giúp các nhà xuất khẩu điều chỉnh thích nghi sản phẩm và chào hàng sao cho phù hợp với các nhà nhập khẩu Scandinavia. Tất cả các thông tin về hội chợ được tổ chức ở những nước Scandinavia đều được đăng tải trên trang web www.fairlink.se.
 
Các chuyến khảo sát thị trường

Khi đã xác định được các cơ hội thị trường, nhà xuất khẩu cần tiếp cận thị trường bằng cách gặp gỡ trực tiếp khách hàng. Để có được một hợp đồng sẽ phải tốn nhiều thời gian gặp gỡ và tìm hiểu do vậy không nên quá kỳ vọng vào lần gặp đầu tiên. Lưu ý rằng khi tổ chức đoàn khảo sát thị trường tới các nước Scandinavia, nên tránh thời điểm từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 8 hàng năm, vì đây đang là mùa nghỉ ở các nước này.
 
Một số lưu ý vê văn hoá kinh doanh

Mặc dù có những nét đặc thù riêng về văn hoá nhưng giữa các quốc gia này cũng có nhiều điểm tương đồng trong kinh doanh, cần phải lưu ý như sau:
 
Nguyên tắc được đặt trước các mối quan hệ: Trong kinh doanh, người Scandinavia luôn phân biệt rõ ràng giữa quan hệ cá nhân và nghề nghiệp.

Đúng giờ
: Coi đây là thể hiện sự tôn trọng và hiệu quả công việc. Nhà xuất khẩu nên cố gắng thực hiện các yêu cầu đúng hạn, để đảm bảo sự tôn trọng với đối tác.

Phân biệt chức quyền
: Người Scandinavia rất chú tâm tới sự bình đẳng. Quan trọng nhà xuất khẩu phải cư xử lịch sự và tôn trọng tất cả các cán bộ trong một công ty, bất kể họ ở chức vụ nào.

Đàm phán:
Người Scandinavia rất thẳng thắn, do vậy cần cố gắng rất chính xác khi đàm phán các điều khoản kinh doanh. Vấn đề giao hàng đúng hạn luôn là yếu tố quan trọng. Chỉ cần một lần bạn lỡ hẹn thì họ sẽ không bao giờ tin tưởng vào bạn và sẽ không có đơn hàng nào tiếp tục được đặt.
 
Phụ nữ trong kinh doanh: Scandinavia là quốc gia có tỷ lệ nữ giới cao nhất trong lực lượng lao động. Bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng nên chuẩn bị tư tưởng gặp và làm việc với phụ nữ ở mọi cấp.
 
Đáp ứng yêu cầu theo từng nhóm hàng: Để thâm nhập thị trường hiệu quả, nhà xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các yêu cầu về thị trường đối với từng loại mặt hàng. Ví dụ, đối với các nước đang phát triển, các nhà xuất khẩu cần quan tâm tới yêu cầu đối với 03 nhóm hàng chính là thực phẩm, sản phẩm may mặc và thủ công mỹ nghệ, vì đây là các mặt hàng chủ yếu mà các nước này xuất khẩu vào thị trường Scandinavia.

(Internet // vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • 10 lỗi thường gặp khi tham dự hội chợ triển lãm tại nước ngoài
  • Các yêu cầu về tiêu chuẩn, thử nghiệm và chứng nhận của Anh
  • 1/8/2009: Áp dụng quy trình mới về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu
  • Một số kinh nghiệm tham dự hội chợ quốc tế
  • Một số thông tin cơ bản về Thị trường Scandinavia
  • Hướng dẫn nộp thuế GTGT và phạt chậm nộp thuế đối với nguyên liệu nhập SXXK
  • Những vấn đề cần quan tâm khi thâm nhập thị trường Mêhicô
  • Chính sách thuế và thuế suất của Australia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo