Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhận định trên được ông Đào Ngọc Chương - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á- Thái Bình Dương đưa ra tại hội thảo “Thị trường Trung Quốc - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Thị trường tiềm năng

Trong những năm gần đây, buôn bán biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển. Biên mậu Việt – Trung đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp tích cực trong quan hệ thương mại hai nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc nước ta. Kim ngạch buôn bán qua 7 tỉnh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2010 đạt xấp xỉ 9,5 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 32 trong tổng kim ngạch hai nước.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 16,5%/năm. Năm 2010, do kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên kim ngạch xuất khẩu của VN sang TQ tăng mạnh với mức tăng 49% so với 2009, đạt xấp xỉ 7,3 tỷ USD.

Đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, ông Đào Ngọc Chung cho biết, hành lang pháp lý cho trao đổi thương mại hai nước ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình hình XNK của VN và TQ tăng trưởng tương đối nhanh. TQ đã cung cấp một cách có hiệu quả những mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu có tính chiến lược đối với nền kinh tế của VN. Mặt khác, các DN VN cũng đã bắt đầu tận dụng khai thác nhiều mặt hàng TQ cần nhập khẩu và nhập nhiều vật tư nguyên liệu của TQ có lợi thế hơn thị trường khác phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Về những mặt hàng có thể xuất sang TQ, ông Đào Ngọc Chung cho rằng nông sản nhiệt đới, đồ gỗ cao cấp, thủy hải sản, thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng là những nhóm hàng thị trường TQ đang cần từ Việt Nam. Cụ thể, TQ có nhu cầu thường xuyên, ổn định, thậm chí có xu hướng tăng lên đối với mặt hàng cao su do ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển. Còn hoa quả nhiệt đới chủ yếu do VN, Thái Lan, Đài Loan cung cấp hiện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số tỉnh phía Nam TQ, chứ chưa đủ sức và điều kiện vươn lên Đông Bắc và vào sâu trong lục địa. Đặc biệt, mặt hàng cà phê mới xâm nhập vào thị trường TQ, trong khi nhu cầu tiêu dùng đối với loại đồ uống này tăng lên nhanh chóng, nhất là tại các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn do thói quen sinh hoạt của TQ đã thay đổi cơ bản, mặt khác, thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số TQ, nên việc sử dụng đồ uống là cà phê tại TQ sẽ tăng cao…

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương Đào Ngọc Chung, Trung Quốc sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại sang thị trường này với việc tổ chức các hội chợ thương mại, các đoàn khảo sát… Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thực lực ở nước này sang đầu tư tại Việt Nam nhằm thu hẹp khoảng cách thương mại.

Rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh những tiềm năng kể trên, ông Đào Ngọc Chung cho rằng, thị trường TQ vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như việc triển khai các Hiệp định đã ký quy định về kiểm dịch, kiểm nghiệm động vật, thực vật diễn ra rất chậm. Cơ cấu hàng hóa XNK còn bất hợp lý, chưa có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, tình hình buôn bán biên giới không ổn định và thiếu lành mạnh, quy mô doanh nghiệp nhỏ, lượng hàng hóa ít. Tình trạng buôn lậu hàng nhái, hàng giả trên toàn tuyến biên giới vẫn diễn ra khá nhiều.

Để giảm thiểu rủi ro khi làm ăn với DN TQ, ông Đào Ngọc Chung cảnh báo DN VN cần chú ý những điều sau: Đối với các đối tác giao dịch qua mạng, những đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn, cần kiểm tra kỹ lý lịch Thương nhân để quyết định hợp tác lâu dài trước khi ký kết những hợp đồng giao dịch lớn; Với các đối tác thông thường lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo…, cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục quản lý hành chính công thương tại tỉnh, thành phố TQ mà DN đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh phải là bản sao phải có công chứng rõ ràng.

Trước khi ký hết hợp đồng thương mại đầu tiên, DN VN nên trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối… Thực ra, đã có nhiều DN VN làm như vậy nhưng vẫn bị lừa do phía đối tác TQ thuê mượn lại văn phòng, cơ sở vật chất, kho tàng để khuếch trương với đoàn. Đặc biệt, ông Chung khuyến nghị, DN VN không nên sử dụng các mẫu hợp đồng của đối tác TQ vì các điều khoản chế tài thường có lợi cho phía họ. Cơ quan trọng tài cần ghi vào hợp đồng là trọng tài kinh tế phía VN hoặc nước thứ 3, vì việc xét xử tranh chấp thương mại theo cơ quan trọng tài tại TQ thường tốn kém, phức tạp về thủ tục và ngôn ngữ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Tránh rủi ro khi làm ăn tại Trung Quốc
  • Lựa chọn cách xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc
  • Cần đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ qua thương mại điện tử
  • Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức
  • Tận dụng cơ hội kinh doanh tại Mỹ
  • Xuất khẩu sang Nga ngày càng tăng mạnh
  • Xuất khẩu cá nóc, tiềm năng mới cho thủy sản VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo