Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại Hà Lan

Hà Lan là quốc gia đứng đầu EU về đầu tư tại Việt Nam. Trước những năm 90, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu sang các nước thuộc khối Đông Âu.

Sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN, ký hiệp định Thương mại với EU, Việt Nam tăng cường thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng mạnh, nền kinh tế đa thành phần bắt đầu phát triển, đặc biệt là lĩnh vực tư nhân và doanh nghiệp FDI, sản phẩm hàng hoá của Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, chất lượng được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu của thế giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến chính sách của Hà Lan là không hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu để tăng trưởng xuất khẩu nhằm khai thác vị trí, thế mạnh của Hà Lan là trung tâm phân phối hàng hoá và dịch vụ logistics của châu Âu. Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) thuộc Chính phủ Hà Lan trong nhiều năm qua đã phối hựop với đối tác Việt nam đào tạo nâng cao trình độ và kiến thức marketing thị trường kinh doanh quốc tế trong đó chú trọng nâng cao năng lực xuất khẩu vào thị trường EU cho doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam. Điều này khiến cho xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Âu trong đó có Hà Lan tăng trưởng mạnh qua các năm.

Trong mấy năm gần đây, ngoài các mặt hàng truyền thống đã xuất hiện một số nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng với hàm lượng chế biến và gia công sâu như bàn, ghế, giường, đệm y tế... năm 2008 đạt 74,2 triệu euro, chiếm tỉ trọng 1,78% tổng nhập khẩu nhóm hàng này từ các nước.

Ngoài ra, còn một số nhóm hàng khác mà Hà Lan có nhu cầu nhập khẩu nhiều như đồ thuỷ tinh các loại, tàu, thuyền, cấu trúc, dụng cụ, dao, kéo, thìa, dĩa từ kim loại cơ bản, sản phẩm nhựa....Đặc biệt, năm 2008, Hà Lan nhập khẩu tới 5,5 tỉ euro các mặt hàng đồ chơi, đồ thể thao và phụ kiện. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để phát triển xuất khẩu.

Đối chiếu với cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hà Lan, kể cả thời gian trước đây và sắp tới, về cơ bản các nhóm hàng của nước ta là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật thấp như thuỷ hải sản, than đá, nông sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ... hoặc hàng hoá có hàm lượng công nghệ chưa phải là quá cao mà có thể cạnh tranh trực tiếp và mạnh tới hàng hoá xuất khẩu của Hà Lan. Thêm nữa, có thể nói rằng, sản phẩm của nước ta đều bổ sung cho ngành công nghiệp chế biến và hoạt động tái xuất khẩu của Hà Lan.

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Danh sách cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (1)
  • Danh sách cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (2)
  • Danh sách cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (3)
  • Danh sách cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (4)
  • Danh sách cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (5)
  • Xuất khẩu vào Nhật phải vượt rào cản kỹ thuật
  • Campuchia - Thị trường tiềm năng cho rau quả VN
  • Cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Mozambique
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo