Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng tiêu dùng xuất khẩu phải hợp chuẩn- Quy định mới của Hoa Kỳ về an toàn sản phẩm tiêu dùng

Ngày 12/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Uỷ ban An toàn hàng tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ để thảo luận về một số quy định mới nhất về an toàn trong xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Bà Laurie Hopkins, Điều phối viên các chương trình quốc tế (Cục đặc trách các chương trình quốc tế và quan hệ liên chính phủ của Hoa Kỳ) nhìn nhận rằng, sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đều là những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống của người dân. Hiện Hoa Kỳ đang nhập khẩu khoảng 15.000 loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới. Thời gian tới, nếu các nhà sản xuất không chú ý đến những quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng mới của Hoa Kỳ, thì sẽ có nguy cơ không được chấp nhận đưa vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Theo bà Nancy Nord, Quyền chủ tịch Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC), Hoa Kỳ vừa hoàn thành đạo Luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA) để tạo ra một môi trường đảm bảo an toàn sản phẩm tiêu dùng được sản xuất và nhập khẩu nhiều nước khác nhau trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đạo luật mới này, những sản phẩm tiêu dùng có kiểm soát muốn được thông quan nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, cần phải có giấy chứng nhận Hợp chuẩn tổng quát đối với mỗi chuyến hàng.

Vấn đề đặt ra là các nhà sản xuất, kinh doanh có khẳng định được uy tín và tên tuổi của những hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thông qua việc đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn theo đạo luật mới này hay không. Bởi với CPSIA, phía Hoa Kỳ đã mở rộng đáng kể yêu cầu tự chứng nhận hiện hành, còn trước CPSIA, chỉ những sản phẩm tiêu dùng chịu tiêu chuẩn an toàn theo đạo Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng phải tuân thủ yêu cầu này. Nay được mở rộng thêm sang các sản phẩm tiêu dùng phải chịu tiêu chuẩn an toàn theo cả các đạo Luật các chất gây hại liên bang, vải sợi dễ cháy, bao bì ngăn ngừa nhiễm độc, an toàn hồ bơi và hồ nước massage, ngăn ngừa phòng xăng cho trẻ em, an toàn tủ lạnh.

Ba Nancy Nord cho biết: Hoa Kỳ coi đây là một ưu tiên quốc gia, vì vậy các sản phẩm của việt nam sẽ trở nên nổi tiếng trên thế giới nếu sản phẩm đó được chứng nhận đảm bảo bằng Giấy chứng nhận hợp chuẩn. Vì vậy, các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu Việt Nam nên chú ý đến những yêu cầu liên quan như quy trình sản xuất cũng như quan tâm đến chi tiết của CPSIA mà Chính phủ Hoa Kỳ sắp áp dụng.

Nếu chỉ quan niệm Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng chỉ nên áp dụng trong các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thôi thì không đúng, mà sâu xa hơn, chính những nhà sản xuất ra sản phẩm trên thế giới phải quan tâm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bởi kể từ ngày 12/11/2008, nếu sản phẩm không có giấy chứng nhận Hợp chuẩn tổng quát sẽ không thể nhập khẩu hay phân phối để mua bán ở Hoa Kỳ. Nếu sản phẩm không có giấy chứng nhận khi được yêu cầu mà vẫn xuất hiện ở Hải quan Hoa Kỳ thì sẽ bị tiêu huỷ ngay tại Hoa Kỳ nếu sản phẩm vi phạm các yêu cầu của CPSC, thay vì xuất trả lại về nơi đã xuất hàng đi như quy định cũ. Ông Richard W.O’Brien, Giám đốc Chương trình quốc tế của CPSC cho biết, theo quy định của CPSIA tại Mục 102, yêu cầu tăng cường thử nghiệm sản phẩm để cấp chứng nhận Hợp chuẩn Tổng quát cho các sản phẩm tiêu dùng có kiểm soát và yêu cầu thử nghiệm bởi bên thứ 3 đối với các sản phẩm cho trẻ em. Bởi Luật trao thẩm quyền cho CPSC đối với sản phẩm tiêu dùng nên chỉ có CPSC mới có thể công nhận phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Do đó, các sản phẩm tiêu dùng có thể được thử nghiệm tại cơ quan đánh giá hợp chuẩn độc lập trên toàn thế giới do CPSC công nhận, dựa trên tiêu chí cơ bản là cơ quan đánh giá hợp chuẩn phải đạt chứng nhận ISO 17025 theo tiêu chuẩn của ILAC-MRA.

CPSC phân loại thành 3 loại phòng thử nghiệm, gồm Phòng thử nghiệm thương mại độc lập, Phòng thử nghiệm có liên quan đến nhà sản xuất và Phòng thử nghiệm của Chính phủ (do Chính phủ sở hữu toàn phần hoặc một phần). Trong đó, Nghị viện Hoa Kỳ yêu cầu CPSC quan tâm hơn đến 2 loại phòng thử nghiệm của Chính phủ và phòng thử nghiệm liên quan đến nhà sản xuất. Vì vậy, các phòng thử nghiệm thương mại chỉ cần đạt chứng nhận ISO 17025 của ILAC-MRA là được CPSC công nhận kết quả thử nghiệm, còn phòng thử nghiệm liên quan đến nhà sản xuất muốn được CPSC công nhận phải nộp thêm hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu bổ sung trong luật và phòng thử nghiệm của Chính phủ cũng phải đáp ứng thêm 5 điều kiện trong luật.

Cũng theo ông Richard W. O’Brien, các doanh nghiệp Việt Nam không nhất thiết phải nhờ một cơ quan đánh giá hợp chuẩn ở Hoa Kỳ, mà có thể chọn một cơ quan đánh giá hợp chuẩn tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn chung trong danh sách các phòng thử nghiệm được CPSC công nhận. Việc xem xét kết quả thử nghiệm tại bất kỳ cơ quan đánh giá hợp chuẩn nào đựoc CPSC công nhận đều được đánh giá tương đương nhau.

Một lời khuyên hữu ích được các diễn giả Hoa Kỳ chỉ rõ, đó là các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét kỹ những thông số kỹ thuật chứng nhận, thử nghiệm, giám sát khi đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Đề có được những thông tin thiết yếu, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với cuốn cẩm nang “Làm sao sản xuất hàng tiêu dùng an toàn hơn”, hoặc truy cập vào địa chỉ www.cpsc.gov để tìm hiểu xem đâu là những tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ

( Theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng )

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Một số quy định chủ yếu cần lưu ý khi xuất khẩu và phân phối mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường Canada
  • Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Pháp
  • Một vài kinh nghiệm làm ăn với thị trường EU
  • EU bắt buộc dán nhãn sản phẩm có phẩm màu
  • Cơ hội mở rộng xuất khẩu hàng hóa sang An-giê-ri
  • Danh sách cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài
  • Thị trường Hà Lan - Một số hàng rào kỹ thuật
  • Những khó khăn và cơ hội thâm nhập thị trường cao su Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo