Nhiều người cho rằng thị trường Nhật Bản rất khó tiếp cận nhưng thực tế không phải như vậy. Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN- Nhật Bản ( AJC ) đưa ra một số gợi ý sau đây nhằm giúp bạn hiểu rõ thêm về thị trường này trên cơ sở có xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường có hiệu quả.
1. Để thâm nhập thị trường Nhật Bản việc sản xuất phải được thực hiên tại công ty của chính mình và sẵn sàng xuất khẩu theo kế hoạch và yêu cầu của đối tác, bao gồm cả hàng hóa có nhãn hiệu. Điều này phù hợp với hình thức OEM ( Sản xuất theo đơn đặt hàng). Bạn không nên chỉ bán những sản phẩm do mình tự sản xuất ra mà phải đáp ứng được mọi qui cách của đối tác, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản.
2. Sẽ rất hiệu quả nếu các thành viên trong cùng một ngành hàng cùng tham gia vào 1 đoàn để sang Nhật Bản tổ chức các cuộc gặp gỡ giao dịch với các công ty Nhật Bản về OEM. Một doanh nghiệp châu Á muốn xuất khẩu sang Nhật mặt hàng da sống gắn keo làm thức ăn cho chó để tăng độ cứng cho răng của chúng, gọi là mặt hàng “ Kẹo cao su da sống cho chó”. Kết quả là sau khi khảo sát, doanh nghiệp này đã bán được hàng vào Nhật, nhưng trước đây vài năm đã phải ngừng vì thị trường Nhật đã xuất hiện những loại thức ăn mới cho chó xa xỉ hơn, mặt hàng kẹo cao su nói trên không còn phù hợp với thị trường Nhật Bản nữa.
3. Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân. Tình hình đã thay đổi từ số lượng sang chất lượng. Hơn nữa, con người ta không thích những thứ giá quá cao và người Nhật cũng không phải là ngoại lê. Đây là xu hướng chung lan toả khắp thế giới. Để chiến thắng được trong cuộc cạnh tranh quốc tế, điều quan trọng là phải tăng năng suất,tăng hiệu suất và cần phải có hệ thống sản xuất giá thành thấp. Ngoài ra, bạn sẽ không thâm nhập được thị trường Nhật Bản nếu bạn không có cái của riêng mình.
4. Để thâm nhập được thị trường mới là Nhật Bản, việc giới thiệu một cách có hiêu quả các sản phẩm của mình là chìa khoá của sự thành công. Khỏi phải nói, sản phẩm vốn dĩ tự nó đã có sức hấp dẫn. Vì catalog được biết đến như là “những người bán hàng thầm lặng” nên chúng phải được làm chính xác và dễ hiểu. Ngoài catalog tiếng Anh cũng nên có cả catalog tiếng Nhật. Tốt nhật là kẹp cả bản tiếng Nhật và bản tiếng Anh.
5. Để bán hàng vào Nhật Bản, việc hoàn tất và đóng gói rất quan trọng. Đối với châu Âu mà Mỹ, người ta cho rằng chỉ cần sản phẩm tốt, không mấy ai quan tâm đến khâu hoàn tất và bao gói, nhưng điều này không đúng đối với thị trường Nhật Bản. Ví dụ, có một số người cho rằng vì không nhìn thấy đáy của hộp kim loại nên không cần thiết phải đánh bóng phần đó. Nhưng ở Nhật Bản, nếu phần đáy không được đánh bóng người ta sẽ không mua.
6. Nếu trên hộp in không đẹp hoặc đóng hàng vào những chiếc hộp có mầu đơn điệu thì chẳng ai hỏi mua. Khâu hoàn thiện mặt ngoài và bao gói có thể gọi là trang điểm cho sản phẩm. Ở Nhật Bản, mọi thứ thường được dùng như là hàng quà tặng, vì vậy nếu không trang điểm thì sẽ không bán được. Bạn phải lưu ý đến thiết kế bao bì trên vỏ hộp và nhãn hiệu. Trong nhiều trường hợp, bao gói đẹp hay xấu quyết định việc hàng bán chạy hay không.
7. Ở Nhật Bản, quan hệ con người rất được coi trong ngay cả trong kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện kể rằng công việc kinh doanh đang xuôi chèo mát mái nhưng khi có sự thay đổi người làm thì lại bị trục trặc.Thậm chí có trường hợp quan hệ làm ăn tốt suốt trong thời gian dài nhưng có thể vẫn bị bị trục trặc do người làm trực tiếp bị cấp trên ép buộc phải thay bằng người khá
8. Để tránh tình trạng này, bạn nên xem xét người thực hiện mới và người phụ trách mới, giải thích cho đối tác đầy đủ mọi chi tiết của công viêc kinh doanh, toàn bộ quá trình, những đặc điểm của sản phẩm, mục đích của việc đàm phán và tính kế thừa. Điều quan trọng là không nên bỏ lửng, cần phải duy trì việc trao đổi và bán hàng một cách tích cực.
9. Nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp với thị trường mới bằng thư từ, fax hoặc email, điều quan trọng là phải liên hệ đúng với phòng hoặc bộ phận phụ trách công việc đó, không nên đề chung chung tên công ty và địa chỉ. Nếu bạn không biết phòng ban cụ thể nào phụ trách công việc đó thì bạn nên đề trên thư là “Kính gửi Trưởng phòng nhập khẩu (Attention: Product Import Manager)”. Nếu không ghi như vậy thư của bạn sẽ bị ném vào sọt rác mà không ai đoc nó. Đây là tình trạng chung, đặc biệt là đối với các công ty lớn.
10. Sẽ không hiệu quả nếu bạn tham lam muốn cố bán thật nhiều sản phẩm vào Nhật trong cùng một thời điểm. Bạn nên có sự xem xét lựa chọn một vài sản phẩm mang tính mục tiêu bởi vì hiện nay ở Nhật Bản không còn tồn tại hệ thống cửa hàng kinh doanh “ Cái gì cũng có” mà thay vào đó là các cửa hàng chỉ chuyên doanh một vài mặt hàng.
11. Có trường hợp chúng tôi nhận được liên hệ từ một công ty nước ngoài. Công ty này muốn xuất khẩu vật liệu xây dựng vào Nhật Bản. Chúng tôi trả lời họ rằng chúng tôi muốn biết cụ thể công ty định bán những mặt hàng nào vào Nhật Bản, rằng công ty nên lựa chọn một số mặt hàng chủ lực vì vật liệu xây dựng có rất nhiều loại. Nhưng rất tiếc ngày lại ngày trôi qua mà chúng tôi không nhận được bất cứ trả lời nào. Chúng tôi không hiểu công ty đó định bán mặt hàng gì. Có thể công ty này đã từ bỏ ý định ( có thể họ thấy phiền khi liên hệ chi tiết mặt hàng với chúng tôi chăng?). Kiểu liên hệ kiểu nửa vời như thế này làm phiền và làm mất thời gian cho cả hai bên.
12. Có lần công ty A đề nghị chúng tôi “ Công ty tôi muốn xuất khẩu hàng mây tre vào Nhật, đề nghị giới thiệu giúp nhà nhập khẩu Nhật Bản”. Chúng tôi đã giới thiệu cho công ty A 5 nhà nhập khẩu trực tiếp Nhật Bản. Nhưng sau đó có một cú điện thoại từ công ty B của Nhật bản ở Tokyo gọi đến cho chúng tôi nói là họ đã có danh sách 5 công ty mà chúng tôi giới thiệu cho công ty A nhưng công ty B mới chính là nhà phân phối độc quyền của công ty A tại Nhật. Chúng tôi trả lời công ty B : “ Nếu công ty B là nhà phân phối độc quyền của công ty A tại Nhật thì hàng mây tre của công ty A muốn bán vào Nhật phải qua công ty B, vì vậy 5 công ty chúng tôi giới thiệu cho công ty A là không phù hợp bởi họ đều là nhà nhập khẩu trực tiếp”.
Thực tế, công ty A đã giấu một sự thật là họ đã có đại lý độc quyền tại Tokyo, nhưng vì đại lý độc quyền này không mua nhiều hàng của công ty A, để bán được nhiều hàng hơn vào Nhật Bản , công ty A muốn được giới thiệu thêm nhiều người mua khác nữa. Trong trường hợp này, lẽ ra công ty A phải thành thật nói rằng họ đã có đại lý độc quyền tại Nhật và chúng tôi đã có thể giới thiệu cho họ các công ty Nhật Bản mua hàng không phải trực tiếp từ công ty A mà từ đại lý của công ty A tại Tokyo.
13. Nhiều người nói rằng thị trường Nhật Bản khó tiếp cận vì nó được bảo hộ rất chặt chẽ và có những rào cản bên cạnh hệ thống thuế và những qui chế, luật lệ…Nhưng trên thực tế, so với châu Âu và Mỹ, thuế nhập khẩu của Nhật Bản thấp hơn nhiều so với mức thuế trung bình của các nước này và có rất nhiều danh mục được miễn thuế nhập khẩu. Các danh mục hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản cũng ít hơn. Có thể nói thị trường Nhật bản khá mở. Tuy còn có một số điểm hạn chế trong các qui ế nhưng những hạn chế đó đang được xóa bỏ. Thi trường Nhật Bản đã và đang được rộng mở .
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Trong năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật đạt trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước.
Năm 2009, châu Phi được xác định là một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Công thương đang nghiên cứu hoàn thiện việc ký kết các thoả thuận, hiệp định ở cấp Chính phủ để tạo điều kiện cho các DN thâm nhập thị trường này.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ được xác định là một ngành kinh tế ưu tiên phát triển trong tổng thể chiến lược xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Với sự đa dạng về loại hình và phương thức kinh doanh tương đối dễ dàng và linh hoạt, ngành dịch vụ có khả năng giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội lớn như tạo việc làm, thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia.
Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 19 - Vietnam Expo 2009 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ 8 - 11/4 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, Giảng Võ, Hà Nội. Đây là hoạt động thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009, đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước và phát triển thị trường nội địa. Hội chợ là cầu nối hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh.
Theo Bộ Công thương, các quốc gia trong khu vực Trung Đông đang là thị trường tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai thác trong bối cảnh hiện nay. Rất nhiều lĩnh vực hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác ở thị trường này.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang triển khai chương trình "Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ", dành cho 100 DN có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, chất lượng sản phẩm tốt.
Tôi nhớ trong một hội thảo về cải tạo đất phèn, mặn, bên lề hội thảo, Giáo sư Tiến sĩ Võ- Tòng Xuân bày tỏ: “Không có đất xấu, chỉ có “đất có vấn đề”. Và người làm khoa học phải làm sao giải quyết vấn đề đó để đất xanh lên màu xanh của cây trái, để đất nở hoa…”. Một lần nữa, tôi càng hiểu hơn ý nghĩa khoa học trong lời nói về đất của Giáo sư Xuân khi cùng bước chân của ông, các giống lúa Việt Nam đã và đang trổ bông trên những vùng đất châu Phi xa xôi. Và theo đó, một con đường mới cho nông dân ĐBSCL dần mở ra…
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....