Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước EU giai đoạn 2008-2010

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2008 dự kiến đạt 10,8 tỉ USD, tăng 27% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 14,1 tỉ USD, tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
 
Về thị trường, cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của EU.
Về mặt hàng, bên cạnh những mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường như dệt may, giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ… cần phát triển các mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ khí, linh kiện điện tử… Định hướng đối với một số mặt hàng cụ thể như sau:
Dệt may: năm 2008 đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, nhất là khi sản phẩm dệt may của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 2,3 tỉ USD, tăng bình quân 16,6%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Giày dép: EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, nhưng nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế như nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu, tiêu thụ phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 3,2 tỉ USD, tăng bình quân 14,3%/năm.
Thuỷ sản: EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 34 tỉ USD. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỉ USD, tăng bình quân 23%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Cà phê: EU là thị trường tiêu thụ lớn đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỉ trọng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỉ USD, tăng bình quân 6,2%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Sản phẩm gỗ: đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng do EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, có thể đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khe của khách hàng EU về chất lượng, quy cách. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỉ USD, tăng bình quân 26%/năm.
 

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Quy định mới về quy trình chống bán phá giá và trợ cấp ở Argentina
  • Hiệp định VJEPA ký kết - Cơ hội lớn cho hàng Việt vào Nhật
  • Ấn Độ - thị trường tiềm năng của Việt Nam
  • Qui trình nhập khẩu hàng thực phẩm và đồ uống từ ASEAN vào Nhật
  • EU tiếp tục khiếu nại về lệnh trừng phạt của Mỹ và Canađa lên WTO
  • Nâng cao chính sách quản lý về xuất xứ hàng hoá: Bài học kinh nghiệm từ Hiện đại hoá Hải quan Nhật Bản
  • Mỹ: Gần 200 công ty tôm ra khỏi danh sách xem xét hành chính thuế chống bán phá giá
  • Phương hướng xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN giai đoạn 2008-2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo