Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường chính xuất khẩu thanh long Việt Nam vẫn là Trung Quốc

 Chiều 18.12, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp khẩn với các ngành liên quan, lo chuyện tiêu thụ thanh long, sau gần 2 tháng sản phẩm này rớt giá thê thảm. Trước đó, ngày 14.12, Bộ Công Thương cũng đã có công văn gửi UBND tỉnh Lạng Sơn, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận thông báo tình hình thanh long xuất khẩu ách tắc, yêu cầu các tỉnh này vào cuộc khẩn cấp, để cứu doanh nghiệp và nông dân.

Bám thị trường Trung Quốc

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, đây là lần giảm giá có thời gian kéo dài nhất, và thanh long cũng rớt xuống mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Gần 2 tháng qua, nhiều DN phải liên tục tiêu hủy sản phẩm vì không bán được.

DN thanh long Hoàng Hậu cho biết, vừa đổ cả trăm tấn thanh long. Ước thiệt hại của các DN Bình Thuận đã tới hàng trăm tỉ đồng. Nông dân trồng thanh long thì càng khốn khó, chỉ bán được hàng loại 1, thanh long loại 2 nay bị bỏ. Hàng tấn thanh long phải làm thức ăn cho gà, vịt và đào hố chôn. Trong khi giá phân, giá thuốc trong tháng 11 tăng thêm đến 8% nữa. Một hécta thanh long chong điện bán lỗ cả trăm triệu đồng.

Giá thanh long giảm từ 13.000-14.000 đồng/kg xuống còn 2.500-4.000 đồng/kg từ giữa tháng 11, được khẳng định do thời tiết quá lạnh; miền nam Trung Quốc - nơi tiêu thụ đến 70% thanh long của Bình Thuận - giảm ăn thanh long. Mặt khác, vùng này cũng đang trúng mùa trái cây nên giảm tiêu thụ trái cây nhập khẩu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: Tuy nhiên, bám thị trường Trung Quốc vẫn là giải pháp đưa ra để cứu thanh long. Bởi theo nhận định thì việc thanh long rớt giá chỉ là cục bộ, tạm thời; và thị trường Trung Quốc vẫn là trọng điểm. Tỉnh Bình Thuận sẽ có văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu phối hợp hỗ trợ DN Bình Thuận về kho bãi, điểm tập kết hàng hóa. Về lâu dài, phải tổ chức một bộ phận nghiên cứu thị trường cho thanh long.

Các thị trường đã thông - chờ

Trong khi đó, các thị trường đã từng tiêu thụ mạnh thanh long Bình Thuận chỉ dừng ở mức chờ. Thị trường Đài Loan - nơi vốn mang về kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho thanh long Bình Thuận - từ tháng 3.2009 đến nay bị ngừng, lại không hề được nhắc chuỵên nối lại.

Trước đó, theo yêu cầu của phía Đài Loan, thanh long Bình Thuận phải xử lý được ruồi đục quả. Sau đó lại vướng tiếp yêu cầu sản phẩm phải qua xử lý nhiệt trước khi xuất sang Đài Loan. Cũng vì rào cản này mà đến nay, các DN không thể tính chuyện thông lại thị trường lớn này. Cả nước cũng mới có một dây chuyền xử lý nhiệt, nhưng được đầu tư ở Bình Dương.

Còn thị trường Mỹ cũng im bặt với thanh long, do DN chưa quen với thị trường mới, nên phải chờ thời gian! Thị trường Nhật Bản giữa tháng 10.2009 đã mở cửa trở lại cho thanh long, nhưng rồi nông dân trồng thanh long Bình Thuận cũng được... chờ. Ổn định nhất là thị trường Châu Âu, lại là thị trường khó tính, chỉ tiêu thụ thanh long của những nhà vườn được cấp chứng chỉ Global GAP.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • EC cảnh báo cácten điều hành thị trường chuối bất hợp pháp ở Nam Âu
  • Cơ hội tìm hiểu thị trường Nauy và Thuỵ Sĩ
  • Thị trường Nga : giàu tiềm năng nhưng rủi ro cao
  • Sản phẩm chế biến từ cá di cư của Việt Nam được phép xuất khẩu dễ dàng sang mọi thị trường
  • Hướng dẫn về xuất khẩu của EC
  • Cảnh giác khi xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ
  • Sau 2 ngày phải cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản
  • Thuế GTGT đối với hàng hoá uỷ thác gia công xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo