Nhưng liệu niềm vui có kéo dài, khi bạn "tha" về nhà một đống hàng hóa không biết khi nào dùng tới và ngân sách thì luôn luôn "thâm thủng"? 1. Liệt kê những thứ cần mua: Việc này sẽ giúp bạn định hướng và ghi nhớ tất cả những thứ cần mua. Trước hết, hãy kiểm tra tủ chứa thực phẩm trong nhà bếp và dọn sạch tủ lạnh. Như vậy, bạn biết được mình có thiếu những gì hay thứ nào đã quá hạn sử dụng cần thay mới. 4. Đăng ký làm thành viên, khách hàng thân thiết: Để thu hút khách hàng, các siêu thị thường có chương trình ưu đãi riêng cho những khách hàng là thành viên. Vì vậy, đừng quên cộng điểm sau mỗi lần mua hàng, vì số tiền đó, cộng dồn lại, bạn sẽ được ưu đãi nhiều hơn cho những lần mua sắm kế tiếp. 5. Mang theo số tiền vừa đủ: Nếu đã dự trù số lượng hàng hóa cần mua ở siêu thị với khoản tiền bao nhiêu, thì bạn chỉ cần mang theo bấy nhiêu. Tránh mang theo thẻ ATM khi đi siêu thị, vì nếu "ngẫu hứng" thêm một chút, là số tiền của bạn dành cho việc mua sắm sẽ nhiều hơn. 6. Chỉ mua những thứ mình cần, không mua những thứ mình thích: Đi dạo trong siêu thị, thế nào bạn cũng nổi máu "muốn mua hết mọi thứ". Hãy cân nhắc những gì cần và không cần thiết vào thời điểm hiện tại. Cái nào cấp bách thì ưu tiên mua trước. 7. Lưu lại các hóa đơn: Để bạn có thể nhẩm tính, tổng cộng đã tiêu hao nhiêu tiền cho việc mua sắm. Nếu vượt quá ngân sách, có thể điều chỉnh ở lần sau. Việc làm tưởng chừng như vụn vặt này, cũng giúp bạn "tỉnh táo" hơn trong việc mua sắm và tiết kiệm chi phí. 8. Mua hàng có khuyến mãi: Các chiến dịch khuyến mãi thường có từng đợt, vì vậy, bạn đừng bỏ qua "cơ hội" này để mua được hàng hóa giá rẻ. Mặc dù lúc này, mặt hàng đó nhà bạn chưa cần tới. Nếu nhà đông người, bạn nên mua hàng hóa có khối lượng lớn hơn lại càng có lợi.
(Theo giadinh.net // VTC6 )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |