Ngày trước, bạn ghi chép các bí quyết nội trợ vào sổ tay. Giờ đây, bạn có thể lập cẩm nang trên máy vi tính, chia thành nhiều mục nhỏ để dễ tìm khi cần.
Món bánh táo nướng
Trong tủ lạnh còn nhiều táo tươi, bạn muốn trổ tài chế biến món bánh tráng miệng đơn giản mà ngon tuyệt cho cả nhà? Hãy chuẩn bị thêm bơ, bột quế, đường, nho khô, nước sôi để nguội và làm theo năm bước sau.
Bước 1: Trộn đều đường, bột quế, nho khô vào bát để làm nhân.
Bước 2: Rửa sạch táo, dùng đầu dao nhọn khoét sâu vào phần núm táo, lấy hết phần lõi, để nguyên vỏ.
Bước 3: Cho phần nhân đã trộn đều vào ruột táo.
Bước 4: Phủ bơ kín đầu quả táo.
Bước 5: Rưới lên táo một ít nước đun sôi để nguội rồi cho vào lò nướng khoảng 30 phút.
Tùy sở thích, bạn có thể thêm một số nguyên liệu khác vào nhân bánh táo.
Bánh kẹo gây nghiện?
Các nhà khoa học New Zealand vừa công bố một nghiên cứu: Thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường tinh luyện có thể gây nghiện như nghiện thuốc lá.
Khi bạn nạp nhanh một lượng đường cao vào máu, lượng insulin, các a-xít amin tăng. Chúng là nguyên nhân tạo ra nhiều serotonin trong não, gây hưng phấn. Thuốc lá gây nghiện cũng do chất nicotine làm tăng lượng serotonin Những kết quả giống nhau là cơ sở để các nhà khoa học đưa ra kết luận.
Dù nghiên cứu còn gây nhiều tranh cãi nhưng chúng ta nên cẩn thận với đường và thực phẩm nhiều tinh bột. Nếu không thể thiếu bánh kẹo, dù chỉ một ngày, bạn cần có kế hoạch "cai" để bảo vệ sức khỏe.
Thịt ếch chưa chín gây mù mắt
Thịt ếch chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, đồng. Tuy nhiên, nếu không được chế biến kỹ, thực phẩm này có thể gây mù mắt.
Nguyên nhân: Thịt ếch là "nơi sinh sống" của nhiều loại ấu trùng ký sinh nguy hiểm như ấu trùng sán sparganum, giun đầu gai... Chúng thường lẫn trong thịt, rất khó phát hiện.
Nếu bạn không nấu kỹ, ký sinh trùng chưa chết sẽ xâm nhập vào ruột và di chuyển đến khắp các bộ phận trong cơ thể, gây ra những nang bệnh nguy hiểm.
Nếu ký sinh trùng theo đường ruột chui lên mắt sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, không chữa kịp thời có thể dẫn đến mù. Ký sinh trùng chui vào phổi gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
Củ cải trắng chữa bệnh
Ngoài việc dùng chế biến món ăn, củ cải trắng còn là vị thuốc quý ít người biết đến. Loại củ này có tác dụng giải độc, chữa một số bệnh về máu, đường tiết niệu, hô hấp...
Chữa đái tháo đường: Nấu cháo củ cải trắng, gạo nếp, gạo tẻ, dùng nhiều ngày.
Củ cải trắng giã lấy nước, ngậm súc miệng có tác dụng chữa loét khoang miệng do nhiệt.
Người mắc các bệnh như ho, hen, đàm, suyễn, ho ra máu nên thêm củ cải trắng vào thực đơn.
Người bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin C nên ăn củ cải trắng.
Cây đào lắm "tài lẻ"
Đào có công dụng ở nhiều bộ phận: vỏ, rễ, cây, lá, hoa, quả, hạt đào. Loại quả này có tác dụng trừ phong, hoạt huyết, giảm đau, sát khuẩn, lợi tiểu...
Nước sắc của rễ, cành, vỏ cây đào trị đau bụng, vàng da do viêm gan...
Tắm vòi nước trên giúp tránh các bệnh truyền nhiễm, trị một số bệnh về da như ghẻ, ngứa, nấm...
Lá đào tươi giã nát, vắt lấy nước bôi vết thương chữa sưng, đau hiệu quả.
Quả đào dùng trước bữa ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, chống táo bón.
Hoa đào nấu cháo có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
Đun rượu với cành đào, uống có tác dụng hoạt huyết, trị đau tim đột ngột.
Quả đào gọt vỏ hầm cách thủy với đường phèn trị ho.
Lưu ý: Quả đào tính ôn, ăn nhiều dễ gây chướng bụng.
Tác dụng của các loại đá họ thạch anh
Các tinh thể thạch anh với sắc tím, hồng, đen, vàng... là loại đá làm trang sức được nhiều người ưa thích không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì những tính năng chữa bệnh tuyệt vời.
Thạch anh trắng có công dụng thanh nhiệt, hạ sốt, ổn định thần kinh, điều hòa huyết áp, giúp tập trung tư tưởng, chữa bệnh đãng trí, giảm trầm uất, căng thẳng...
Thạch anh tím: là loại đá nổi tiếng nhất trong họ thạch anh, có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, trị phong thấp, nhức mỏi, giải độc, an thần...
Thạch anh vàng: góp phần trong việc điều trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, giúp lạc quan...
Thạch anh hồng: có tác dụng phòng chống các tia bức xạ, hay đặt cạnh giường ngủ để có giấc ngủ ngon.
Thạch anh đen: góp sức trong điều trị ung thư và các bệnh cần điều trị bằng tia bức xạ.
Thạch anh màu khói: có khả năng làm mạnh gân cốt, kích thích khả năng thụ tinh.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách
Khi dùng thuốc nhỏ mắt, bạn cần lưu ý:
Chỉ dùng thuốc trong 15-30 ngày, tính từ ngày mở lọ thuốc lần đầu tiên.
Đậy nắp cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.
Không nhỏ nhiều loại thuốc cùng lúc vì rất dễ gây ra các phản ứng có hại cho mắt.
Xem kỹ nhãn mác trước khi nhỏ để tránh nhầm thuốc, gây mù mắt.
Không dùng chung lọ thuốc với người khác và không lạm dụng thuốc.
Bốn "không" khi tắm vào mùa lạnh
Tắm vào mùa lạnh dễ gây cảm lạnh, tụt huyết áp, co rút, đột tử... Vì thế, bạn cần lưu ý bốn điều sau:
Không tắm quá nhiều: Thói quen tắm mỗi ngày có thể làm khô da, giết chết các vi khuẩn bảo vệ da và giảm sức đề kháng của da. Vào mùa lạnh, bạn chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần.
Không tắm quá lâu: Kéo dài thời gian tiếp xúc với nước sẽ khiến cơ thể lạnh, gây thiếu máu tuần hoàn đến tim, não, co rút mạch, tụ máu, thậm chí đột tử. Thời gian tắm từ 5-7 phút là đủ.
Không tắm nước quá nóng: Nước nóng tẩy sạch lớp dầu bảo vệ da, làm nở lỗ chân lông khiến da nứt nẻ, khô ráp. Những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp càng không nên tắm nước quá nóng.
Không tắm nơi có gió: Đây là tác nhân góp phần gây nên những triệu chứng nguy hiểm cho cơ thể như đã kể trên.
Cẩn thận với nước hoa
Nước hoa là loại mỹ phẩm kén người sử dụng. Rắc rối thường gặp với nước hoa là dị ứng. Triệu chứng nhẹ là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Người bị nặng hơn, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nỏi bọng nước, gây sẹo, để lại vết thâm lâu mờ, sạm da mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến nước hoa dễ gây dị ứng là vì chúng chứa chất tạo mùi hương, chất làm giảm sự bay hơi, chất bảo quản... Các chất này vượt quá liều lượng cho phép hay cơ thể bạn quá nhạy cảm sẽ gây ra dị ứng.
Người bị hen, làn da nhạy cảm hoặc có bệnh liên quan đến đường hô hấp phải thận trọng khi sử dụng nước hoa.
Khi thấy các biểu hiện như ngứa, nổi mụn nước... bạn phải ngưng sử dụng nước hoa và đến bác sĩ da liễu ngay.
Nguy hiểm từ tai nghe
Hiện nay, việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc rất phổ biến. Tuy nhiên, cách giải trí này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Hầu hết người dùng tai nghe để nghe nhạc trên iPod, điện thoại... thường chính âm lượng ở mức nguy hiểm cho thính lực.
Trong tai có các tế bào lông chuyên làm nhiệm vụ dẫn truyền sóng âm đến não bộ. Âm thanh bên ngoài liên tục tác động trong thời gian dài ở mức độ cao (trên 90 decibel) sẽ khiến các tế bào này tổn thương vĩnh viễn, gây lãng tai, giảm, mất thính lực.
Ngoài ra, nghe nhạc khi lưu thông trên đường còn phân tán khả năng tập trung, dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Để bảo vệ tai, bạn không nên nghe nhạc trong thời gian quá lâu. Chỉnh âm lượng bằng hoặc dưới 80 decibel. Không nên dùng tai nghe nhét vào lỗ tai mà dùng loại có vành rộng, trùm kín tai.
Cây gây độc
Một số loài thực vật như: cẩm tú cầu, thủy tiên, thường xuân, xương rồng bát tiên... có thể chứa chất độc.
Cẩm tú cầu, lá thường xuân có thể gây nôn, khó thở... nếu bạn nuốt phải.
Phần củ của hoa thủy tiên có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, co giật.
Nuốt phải thân và hoa của cây anh thảo sẽ gây đau bụng, nôn mửa...
Ăn phải nhựa xương rồng bát tiên dẫn đến phồng rộp ở miệng, lưỡi, gây nôn mửa.
Quả còn xanh của cây ngũ sắc gây kích ứng dạ dày, trụy tim mạch...
(Theo BACSI.com/Vaobep)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |