1. Gọt khoai: Để khoai tây không bị mất dinh dưỡng, bạn nên gọt vỏ khoai càng mỏng càng tốt. Ngâm khoai vào nước ấm vài phút, vớt ra cho vào nước lạnh sẽ gọt dễ hơn.
Gọt xong, nên ngâm khoai vào nước có pha chút muối để khoai không bị bở khi nấu. Ngâm nước muối còn giúp khoai không bị thâm, đồng thời nước trong khoai cũng bị rút bớt ra, khi chiên sẽ mau giòn và khó bị cháy.
Muốn giữ cho khoai thật trắng có thể ngâm khoai vào nước có pha vài giọt giấm hoặc chanh. Lưu ý: không ngâm lâu trước khi chế biến để vitamin C không bị thất thoát .
2. Luộc khoai: Để khoai luộc được trắng, giữ được mùi vị, khi nước luộc bắt đầu sôi nên cho vài giọt chanh vào .
3. Chiên khoai: Trước khi chiên phải để ráo nước, trộn qua với dầu ăn, như vậy bề mặt miếng khoai không bị co lại, trông không đẹp mắt. Chiên khoai với dầu thật sôi cho vàng đều. Khoai chiên xong vớt ra để ráo dầu, xóc đều với chút muối. Muốn khoai thật giòn, nên chiên khoai 2 lần. Lần đầu chiên cho khoai chín, để nguội, chiên lại lần nữa. Khoai chiên hai lần khi nguội vẫn giữ được độ giòn.
Một cách khác để chiên khoai được giòn lâu: xốc khoai với ít muối, luộc sơ, cho vào tủ lạnh khỏang 5-10 phút, rồi mới chiên.
4. Bảo quản khoai: Khoai nên được cất giữ nơi thoáng mát, không tiếp xúc với mặt đất có thể giữ khoảng 1 – 2 tháng. Không bảo quản chung khoai tây với khoai lang, khoai sẽ dễ mọc mầm. Khoai mọc mầm sẽ tiết ra chất độc, có hại cho sức khỏe. Cũng không nên giữ khoai cạnh củ hành, khoai sẽ mau hỏng.
Khoai mọc mầm sẽ tiết ra chất độc, có hại cho sức khỏe
Lưu ý, vitamin C trong khoai sẽ bị phân hủy dần trong thời gian lưu trữ, vì thế, không nên trữ khoai quá lâu. Để giữ khoai không nẩy mầm, có thể cho thêm một quả táo vào túi đựng khoai.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |