Khi trong lò vi sóng không có thức ăn thì không được cắm điện, nếu không vi sóng không có chỗ hấp thụ, vận hành không tải như vậy làm ảnh hưởng ống từ.
Nghiêm cấm sử dụng đồ đựng kim loại, đồ đựng nhất thiết phải là đồ phi kim loại như thuỷ tinh, sứ, chịu nhiệt cao, nếu không sẽ làm hỏng lò vi sóng.
Những vật có tính từ không được để gần lò vi sóng, nếu không sẽ làm nhiễu tính ổn định của từ trường, khiến cho ống từ làm việc kém hiệu quả.
Khi đóng mở cửa lò vi sóng phải nhẹ nhàng, nếu không sẽ làm hỏng nắp đóng; khi xoay chuyển thời gian và điều chỉnh nhiệt độ phải từ từ, tránh chuyển đi chuyển lại nhiều vòng để tránh làm hỏng lò vi sóng.
Khi lò vi sóng hoạt động, không nên kiểm tra ống từ, ống dẫn sóng và bộ phận đường điện khác.
Không dùng lò vi sóng mà cửa lò bị hỏng, nếu không sẽ làm sóng lò thoát ra, gây hại cho cơ thể.
Những thực phẩm có vỏ, màng da như hạch đào, hạt dẻ, lạc, ngô, các loại trứng, cà chua dễ bị phình to dưới nhiệt độ cao; khi mở lò ra có thể vì áp lực đột ngột giảm đi mà gây nổ vỡ, vì thế đối với những thực phẩm này đều không nên cho vào lò vi ba để nấu.
Phụ nữ có mang, người già, người cơ thể suy nhược nên ít dùng hoặc không dùng; khi lò vi sóng hoạt động nên tránh xa, n
ói chung nên đặt lò vi sóng ở chỗ ít người qua lại, tránh để trẻ chơi ở chỗ để lò vi sóng.
Tránh để thực phẩm quá nóng hoặc thời gian làm nóng quá lâu, đặc biệt đối với sữa bò hoặc các loại sữa đậu nành càng nên chú ý tới nhiệt độ và thời gian để trong lò.
(Theo giadinh.net)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |