Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Món đắng trong những nhà hàng Trung Hoa ở Đức

Rất nhiều đầu bếp Trung Quốc được đưa sang Đức làm việc. Sau cánh cửa nhà bếp, họ không chỉ nấu nướng, mà còn quần quật với các việc quét dọn, rửa bát, chùi toilet… Đau đớn là chính các nhà môi giới lao động Trung Quốc đã đẩy các đầu bếp Trung Quốc vào những nhà bếp địa ngục.

Một đầu bếp Trung Quốc đang làm món mì tươi trong một nhà hàng Trung Quốc ở Berlin. Hiện có khoảng 4.000 đầu bếp Trung Quốc đang làm việc ở Đức. Ảnh: TL

Thay vì thuê một đầu bếp Trung Quốc có bằng cấp đàng hoàng làm việc 39 giờ/tuần với mức lương 1.900 euro/tháng, nhiều nhà hàng Trung Quốc ở Đức chọn thuê từ các nguồn cung cấp lao động nhập cư không minh bạch những đầu bếp kém tay nghề nhưng làm việc 78 giờ/tuần với mức lương 600 euro/tháng. Bằng cách ấy, chủ lao động tiết kiệm được 3.200 euro.

Đầu bếp kiêm… đủ thứ

Zhao Zhen, 36 tuổi, từng nấu nướng cho một quán ăn ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Zhao đã vay mượn khắp ngả đủ 25.000 euro nộp cho một nhà tuyển dụng Trung Quốc để được nhận công việc ở Đức với hợp đồng làm việc bốn năm và mức lương 1.000 euro/tháng. Nhưng ở Đức, Zhao làm 13 giờ mỗi ngày, bảy ngày một tuần, mà chỉ nhận 300 euro/tháng. Chủ chỉ cho Zhao ăn cơm hay mì với bắp cải muối, và ngủ trên manh chiếu trong phòng giặt đồ. “Ông ta giữ phần lương còn lại để tôi không bỏ trốn”, Zhao cho biết. Phàn nàn với nhà tuyển dụng Trung Quốc đã đưa mình sang Đức, Zhao nhận được câu trả lời: “Nếu anh không làm, chúng tôi sẽ trả anh về quê”.

Yang Wang trả phí dịch vụ 9.000 euro để được sang Đức làm đầu bếp. Cô phải ký một bản hợp đồng bằng tiếng Hoa và một bản hợp đồng bằng tiếng Đức mà cô không hiểu lấy một từ. Sau vài ngày được đào tạo trong một lớp nấu ăn, Yang được cấp chứng chỉ đầu bếp có tay nghề. Rồi cô bay sang Hamburg, làm việc 11 – 13 giờ/ngày chỉ để được nhận 680 euro/tháng.

Từ một thoả thuận hữu nghị

Bốn năm trước, để tăng cường sự đa dạng hoá văn hoá ở Đức, một thoả thuận đã được ký kết giữa Đức và Trung Quốc cho phép các đầu bếp Trung Quốc chuyên nấu các món đặc sản được sang Đức làm việc. Thoả thuận này yêu cầu đầu bếp phải nấu được các món mà đầu bếp Đức không nấu được, và phải nói được tiếng Đức, ngoài ra còn có các điều khoản về bảo vệ lao động.

Ngay sau khi thoả thuận được ký, khoảng 20 cái gọi là “tổ chức giáo dục” ở Trung Quốc tham gia gởi các đầu bếp nấu đặc sản sang Đức. Các tổ chức này – được quản lý bởi cơ quan nhà nước có tên hiệp hội Các nhà đấu thầu quốc tế của Trung Quốc – đưa sang Đức mỗi năm 700 – 800 đầu bếp với giấy phép lao động được cấp từ chính văn phòng Bố trí việc làm quốc tế (ZAV) của bộ Lao động liên bang Đức. Nếu tính cả số đầu bếp Trung Quốc sang Đức không theo thoả thuận hữu nghị trên, hiện có khoảng 4.000 đầu bếp Trung Quốc đang làm việc trong 1.000 nhà hàng phục vụ món ăn châu Á ở Đức.

Nhưng hai năm nay, các cơ quan quản lý lao động ở Đức lo ngại sự minh bạch của các tổ chức giáo dục Trung Quốc. Năm ngoái, bộ Ngoại giao Đức đã tạm thời loại khỏi danh sách nhiều tổ chức dạng này khỏi danh sách xét cấp visa vì cung cấp đầu bếp kém chất lượng và nguỵ tạo thông tin trong hồ sơ xin visa cho các đầu bếp.

Lừa đảo hai đầu

Chứng chỉ đầu bếp của Yang Wang đã qua mặt cơ quan quản lý lao động nhập cư ở Đức, trong khi bản hợp đồng tiếng Đức hứa hão với Yang về mức lương cao ngất. Zhao Zhen cũng đã ký hai hợp đồng lao động. Theo luật sư Bernhard Welke, ở thành phố Gentien của bang Saxony – Anhalt (miền tây nước Đức), 60 đầu bếp Trung Quốc bị bóc lột sức lao động mà ông đang thụ lý hồ sơ đã làm việc 65 – 94 giờ/tuần với mức lương chỉ khoảng 600 euro/tháng vì các điều khoản vô lý trên bản hợp đồng tiếng Đức.

Trong khi thoả thuận ký kết giữa hai nước quy định người tuyển dụng phải trả tiền đi lại, bảo hiểm xã hội, và nhiều khoản phúc lợi khác cho người lao động, các bản hợp đồng tiếng Đức không đề cập đến các quyền lợi này mà còn đưa ra những điều khoản vô lý. Chẳng hạn, trong một hợp đồng mà thân chủ của luật sư Welke bị lừa ký có những điều như “người lao động phải phải nấu nướng, rửa bát, lau sàn, dọn dẹp…”, “không được ngưng hợp đồng khi chưa hết hạn”, “chủ không chịu trách nhiệm về các thương tổn về thân thể và tinh thần”… Với những hợp đồng như vậy, các nhà tuyển dụng ở Trung Quốc đang tâm đẩy người lao động Trung Quốc vào bước đường cùng.

Vào tháng 3 năm nay, cảnh sát Đức tống giam ba người Trung Quốc nghi ngờ là thành viên của một đường dây đã buôn 1.000 người Trung Quốc sang Đức. Những nô lệ trong nhà bếp cũng đã được phát hiện ở hàng trăm nhà hàng vào giữa tháng 8 vừa qua, sau khi Đức huy động 1.200 cảnh sát, quan chức và viên chức vào cuộc kiểm tra đồng loạt 180 nhà hàng phục vụ món ăn Trung Quốc ở Đức.

( Theo Hùng Khương // SGTT Online)

  • Heo rừng nấu mướp
  • Món ngon bông mỏ quạ
  • Chè hột vịt
  • Thơm giòn hoành thánh chiên
  • Bánh ít ram, bánh cam Sài Gòn gợi nhớ hương quê
  • Salad tôm lạnh
  • Thỏ nấu rượu vang - Món ăn lạ cho ngày Tết
  • Gà hấp nấm & jambon
  • Kim chi dưa chuột kiểu Hàn
  • Gà quay da giòn
  • Thịt kho nấm rơm
  • Lẩu mắm cá điêu hồng
  • Lẩu băng chuyền - Cảm hứng từ sự chuyển động không ngừng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng