Không phải ai cũng có điều kiện để có những căn nhà rộng rãi, khang trang. Không gian hẹp giờ quá phổ biến với những căn nhà trong phố, bạn đang tìm giải pháp thiết kế để không gian nhà hẹp rộng rãi và thoải mái hơn? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!
Tuy nhiên khái niệm nhỏ chỉ là tương đối, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số người/1m2 và cách bố trí nội thất trong nhà.
Sở hữu phòng hoặc căn hộ nhỏ không hẳn đã là bất tiện. Không gian hẹp sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn. Nó cần ít nhiệt, ánh sáng và thời gian chăm sóc. Có thể nói, ngày nay người ta đang có xu hướng tìm mua những căn hộ nhỏ.
Linh hoạt và dễ thay đổi là hai yêu cầu chính trong thiết kế nội thất cho không gian hẹp. Bạn hãy nghĩ tới nội thất trong xe hơi, máy bay hay một chiếc thuyền và tưởng tượng bạn đang “lái” căn hộ nhỏ của mình. Khả năng làm việc và vui chơi hiệu quả trong không gian đó chính là điều quyết định vì một căn phòng “khả dụng” sẽ không còn là nhỏ nữa.
Bạn đừng cố để thay đổi hoàn toàn nó mà hãy tập trung tân dụng các ưu điểm của nó. Tận dụng tối đa sự ấm cúng, sự an toàn và sự thân mật…
Lập kế hoạch là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất đặc biệt là thiết kế cho không gian hẹp. Không chỉ là xem xét trước cách bố trí đồ đạc trong nhà, bạn còn nên liệt kê ra những đồ đạc cần thiết. Xem xét khả năng sử dụng của căn phòng, các yêu cầu về đồ đạc và sở thích cá nhân. Xác định khoản ngân sách cần sử dụng trong thiết kế dựa theo thời gian mà bạn sẽ sống ở đó. Xác định tất cả những thông tin trên trước khi tiến hành thiết kế sẽ cho không gian rộng rãi hơn mà lại hợp túi tiền.
Built ins (xây chìm trong tường): Không có gì là tiện lợi và tiết kiệm hơn kiểu thiết kế built ins. Bằng cách xây giá sách hoặc tủ quần áo chìm trong tường, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều không gian mà lại rất tiện dụng.
Cửa ra vào và cửa sổ: thay thế sẽ giúp cho lượng ánh sáng vào nhà nhiều hơn. Như thế không gian trong nhà sẽ thoải mái hơn.
Tạo không gian nửa: Tùy thuộc vào độ cao của trần nhà bạn có thể xây gác xép, tường nửa hay thậm chí là giường treo để tạo thêm không gian cho căn phòng.
Bỏ một phần hoặc toàn bộ tường: phá bỏ bức tường ngăn cách giữa các phòng.
Tường “di động”: bạn có thể tạo một bức tường di động giữa phòng khách và phòng làm việc.
Biến trần nhà thành sàn nhà: bạn có thể treo những đồ lưu niệm lên trần nhà hay tường thay vì để la liệt trên các tủ kệ.
Ánh sáng và không khí là 2 yếu tố ảnh hưởng tới không gian và sự thoải mái của căn
phòng. Ánh sáng và không khí nhiều sẽ làm cho không gian thoáng mát hơn. Chỉ cần một
sự thay đổi tương đối là bạn đã có thể thấy được sự khác biệt.
- Gỗ bóng, kim loại, thủy tinh .... đều là những vật phản ánh sáng có thể cái thiện độ sáng
của căn phòng.
- Bạn có thể dùng gương để tạo cảm giác không gian và sự phán chiếu ánh sáng. Đặt một tấm gương lớn đối diện với cửa sổ để tạo không gian hai chiều cho căn phòng.
- Không sử dụng một loại ánh sáng duy nhất trong phòng. Sử dụng nhiều ánh sáng, các bóng đèn nên treo trên tường, để không quá chói bạn có thể dùng chụp đèn.
Khi thiết kế nội thất cho không gian nhỏ chỉ nên sử dụng những đồ có kích thước vừa phải phù hợp với diện tích của căn phòng. Trong một phòng bếp nhỏ bạn có thể dùng ghế bành thay vì ghế rời xung quanh bàn. Như vậy sẽ có nhiều chỗ ngồi hơn.
- Những đồ đạc linh tinh bạn có thể để dưới gầm bàn, gầm kệ để tiểt kiệm không gian và giúp căn phòng gọn gàng hơn.
Khi thiết kế nội thất cho một căn phòng hẹp bạn nên tập trung vào yếu tố đơn giản.
- Sử dụng sơn bóng để có thể phản chiều ánh sáng
- Sơn một bức tường màu sắc phong phú, còn lại sơn màu trung tính để tạo độ sâu cho căn phòng
- Các màu mát mẻ như xanh lá cây hoặc xanh da trời là những màu phù hợp nhất cho không gian hẹp.
(Theo Tienphong Online)