Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách chăm sóc trẻ khi bị tay - chân - miệng

Bệnh tay - chân - miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi phát ban kiểu bóng nước ở TCM kèm theo sốt. Bệnh có thể  gây tổn thương thần kinh, biểu hiện là viêm não, viêm màng não, liệt, biến chứng ở não và tim, dễ dẫn tới tử vong. Năm 2006 - 2007 tại TP.HCM đã xuất hiện dịch bệnh TCM, do bệnh mới xuất hiện nên đã có nhiều ca tử vong. 

->> Bệnh chân tay miệng và những điều cần biết

Bệnh có thể biến trứng và gây tử vong

Nhận biết bệnh

BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết: "Bệnh TCM thường xảy ra vào mùa hè thu và gần như quanh năm ở các nước nhiệt đới. Bệnh do siêu vi trùng (SVT) gây nên, SVT này có trong nước bọt, phân, bóng nước của trẻ bệnh. SVT này có thể bám vào bàn tay, thức ăn, thức uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống... Trẻ dễ mắc bệnh TCM khi nuốt phải thức ăn, thức uống hay khi ngậm đồ chơi có chứa SVT gây bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, lây nhanh qua đường tiêu hóa ở trẻ sống cùng nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ".

Biểu hiện của bệnh cũng dễ nhận biết nếu được chú ý đó là xuất hiện các bóng nước ở TCM. Bóng nước có kích thước từ 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục, mọc  ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và  thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ ra gây những vết loét làm trẻ đau và bỏ ăn. Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc. Một số trẻ còn kèm nôn, tiêu chảy. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và khỏi sau 5 - 7 ngày

BS Khanh cho biết thêm, đa số  bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Một số ít trường hợp có biến chứng nặng như viêm não và viêm cơ tim nhưng nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71 thì bệnh có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hốt hoảng, nói lảm nhảm, chới với run chi, co giật.

Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn nhiều, da nổi bông, mạch nhanh, yếu tay chân, méo miệng. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

Để phát hiện sớm biến chứng thì điều quan trọng là khi thấy trẻ có bệnh TCM (bóng nước ở tay, chân, miệng) thì phải theo dõi kỹ trẻ ít nhất 8 ngày để phát hiện ngay các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng và mang trẻ đến bệnh viện. Đối với trường hợp không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, cho trẻ ăn thành nhiều bữa.

Chăm sóc khi trẻ bệnh

Hiện nay chưa có thuốc  đặc trị bệnh TCM, vì vậy để giảm nguy cơ nhiễm trùng da cần phải vệ sinh thân thể, cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ  bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hằng ngày. Cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gãi. Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nhu cầu, uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo.

BS Khanh lưu ý, trẻ bị  bệnh TCM không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da. Không cho trẻ bệnh đến trường học, nhà trẻ, chợ, hồ bơi. Rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi tiêu, che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi. Bảo đảm chỗ ở thoáng mát, rửa sạch các vật dụng, đồ chơi mà chất tiết mũi họng của trẻ có thể bám vào bằng dung dịch  sodium hypochlorite 0,5%. Không dùng chung các đồ dùng ăn uống. Trẻ dễ lây bệnh nhiều hơn khi vệ sinh kém và môi trường sống đông đúc.

Chưa có văcxin phòng bệnh nên để tránh nguy cơ lây nhiễm, cần thực hiện tốt các biện pháp như giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát đặc biệt giữ vệ sinh toilet. Bồn cầu là nơi vi khuẩn dễ dàng ẩn náu và phát tán, vì vậy hằng ngày tẩy rửa toilet bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan...

Rửa tay sạch bằng xà phòng khi nấu thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu; Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ; Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị  bệnh; Chỉ ăn thức ăn được nấu chín, uống nước đã đun sôi. Khi bé bị bệnh TCM cần đưa đến cơ sở y tế ngay khi có một trong những dấu hiệu như: sốt cao (từ 38,50C trở lên), nôn nhiều, giật mình, hốt hoảng, run chi, yếu liệt tay hoặc chân.

Theo số liệu thống kê  của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM từ đầu năm 2010 đến ngày 28/7/2010, TP.HCM đã có 1.713 ca bệnh, tăng so với cùng kỳ năm ngoái (1.435 ca).

(Theo tinsuckhoe.com)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Đừng xem thường bệnh đau vai gáy
  • Bệnh vảy nến và cách điều trị
  • Dính thắng lưỡi ở trẻ
  • Hăm tã
  • Biến chứng viêm xoang ở trẻ em
  • Vài mẹo nhỏ giúp bé ngủ thật ngon
  • Trẻ em có bị trầm cảm không?
  • Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng