Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ thể và chất sắt

Tình trạng thiếu máu được định nghĩa như nồng độ thấp hemoglobin, hematokryt và hồng cầu.

Nhợt nhạt, yếu ớt…

Thiếu máu có thể là hậu quả gây ra bởi nhiều yếu tố - tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và axít folic, có thể liên quan đến các bệnh mạn tính, các bệnh di truyền, các bệnh tự miễn dịch, cũng có thể là hậu quả tác dụng phụ của thuốc hoặc các yếu tố độc hại. Tuy nhiên theo ước tính, thiếu nguyên tố vi lượng sắt chiếm tới trên dưới 80% các trường hợp mắc bệnh thiếu máu.

Nhu cầu sắt của cơ thể thay đổi và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe. Nhìn chung, liều cần mỗi ngày của nam giới là 1mg, phụ nữ - 1,4 mg. Tuy nhiên hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn, tức khoảng 10-20 mg, bởi chỉ duy nhất khoảng 10% sắt được hấp thụ ở đại trực tràng và ruột non. Đa số còn lại bị đào thải ra ngoài.

Cũng cần phải biết rằng, nồng độ sắt trong cơ thể mỗi ngày dao động khá lớn – cao nhất vào buổi sáng, thấp nhất – buổi tối. Hệ quả có thể nhận được những kết quả với mức chênh lệch không nhỏ (lên tới 10-40%) trong vòng một hoặc vài ngày.

Những rắc rối do tình trạng thiếu máu thường tấn công phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi phụ nữ dễ mất máu hơn, thí dụ trong thời gian kinh nguyệt đầm đìa hoặc thất thường (trung bình hao hụt 10-30 mg) trong tuổi dậy thì, cùng như tiền mãn kinh. Cả phụ nữ trong thời gian mang thai (khoảng 95% tổng số) cũng gặp khó khăn với duy trì nồng độ sắt thích hợp. Lý do của tình trạng này là nhu cầu sắt của phôi thai đang phát triển gia tăng cũng như sự làm loãng máu do số lượng chất lỏng lớn hơn trong cơ thể.

- Những dấu hiệu thiếu máu kinh điển có thể nhận thấy: da và kết mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, tóc và móng tay dễ gẫy, lở mép, cảm giác bỏng rát vòm miệng và vòm họng. Trong những triệu chứng toàn thân có thể tính trạng thái bực bội, hơi thở gấp, nhức đầu và chóng mặt, khó tập trung, cảm giác lạnh người – BS Jaroslaw Mrozek, giám đốc Medicor khẳng định. Ở người cao tuổi, bệnh thiếu máu có thể bộc lộ hoặc làm trầm trọng triệu chứng bệnh mạch vành.

Tuy nhiên một khi quan sát được những dấu hiệu đã kể ở bản thân, điều quan trọng là không được phép tự điều trị. Thậm chí nếu như xuất hiện những triệu trứng “y sách giáo khoa”, bản thân chúng ta cũng bao giờ có thể khẳng định, thiếu máu độc nhất vì nguyên nhân thiếu sắt, hay cũng đi liền với một bệnh khác, ví như ung thư đang phát triển.

Xét nghiệm máu là nền tảng

Như vĩnh cửu trong các trường hợp như thế, yếu tố quan trọng là phòng bệnh.Hãy nhớ rằng, phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Chỉ cần mỗi năm làm xét nghiệm máu một lần. Cần chăm gõ cửa bác sĩ – trường hợp kết quả ngấp nghé giới hạn chuẩn. Sự giảm thiểu các chỉ số có thể xuất hiện từ từ (do hậu quả thiếu ăn hoặc mất máu ẩn) và ở mức độ nhất định cơ thể thích ứng với tình huống này. Khi ấy triệu chứng không dữ dội như ở những người bị mất máu bất ngờ, thí dụ vì lý do tai nạn. Tuy nhiên chuyên gia đọc được nhiều hơn hẳn chúng ta từ kết quả xét nghiệm, bởi họ còn xem xét những chỉ số còn lại, trong đó có kích cỡ và trọng lượng hồng cầu. Về việc, chúng ta bị thiếu máu dạng nào, những xét nghiệm đặc biệt cho phép xác định nồng độ sắt trong huyết tương, feritin và transferin, tức những bạch cầu chuyên vận chuyển và lưu giữ sắt.

- Thậm chí nếu như kết quả xét nghiệm tốt, song nồng độ feritin thấp – vẫn có thể bị thiếu máu sau thời gian nhất định, một khi cơ thể không được bổ sung sắt. Bởi sự suy giảm feritin chứng tỏ tình trạng cạn kiệt dự trữ sắt trong cơ thể - BS Mrozek lý giải.

Thế nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ – trường hợp liên tục cảm thấy sức khỏe suy giảm, thậm chí cả trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu tốt. Lý do: thực tế trong cơ thể đã diễn ra những quá trình không thể hiện trên xét nghiệm máu. Việc phân tích cơ chế này sẽ cho phép nắm bắt sự khác biệt giữa tình trạng không thiếu sắt trong bối cảnh thiếu máu và tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt. Để hiểu vấn đề này, cần phải biết quá trình xuất hiện và chức năng của tế bào máu.

Máu xuất hiện thế nào?

Thiếu máu là tình trạng quá ít máu hay chất lượng máu xấu? Cả hai. Tình trạng thiếu hụt là tệ hại, song những khuyết tật trong cấu tạo cũng rất xấu. Hồng được sản xuất trong tủy xương và người trưởng thành có số lượng nhiều nhất bên trong các xương phẳng như xương bả vai, xương sườn và xương chậu. Quá trình này được kích hoạt bởi erytropoetin – sản phẩm của thận và số lượng gia tăng vào thời điểm xuất hiện tình trạng cơ thể thiếu oxy. Tuy nhiên việc gia tăng tốc độ sản xuất hồng cầu thường dẫn đến hiện tượng cạn kiệt dự trữ sắt.

Có thể so sánh hồng cầu khỏe mạnh với tòa tháp xây bằng những viên gạch. Tòa tháp sẽ bị nghiêng hoặc sụp đổ - trường hợp bị thiếu hoặc chất lượng tồi một vài viên gạch ở vị trí xung yếu. Nguyên tố sắt là một trong những viên gạch ấy. Một khi thiếu “gạch”, tế bào không thể hoàn thành nhiệm vụ cơ bản, tức vận chuyển oxy cũng cấp cho các tế bào. Khi ấy chúng ta nói đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên vốn thông tuệ, cơ thể đã đoán trước tình huống này và chỉ đạo dự trữ - oa chứa chủ yếu ở buồng gan và lá lách. Khi cơ thể bắt đầu thiếu sắt, trước tiên sẽ lấy từ kho dự trữ. Mãi đến khi cạn kiệt cơ thể mới sản xuất tế bào yếu hơn. Khi ấy chúng ta nói đến hiện tượng thiếu sắt không thiếu máu. Rắc rối nằm ở chỗ: phải sau một thời gian nhất định mới có thể “nhìn thấy” hiện tượng thiếu sắt này qua xét nghiệm. Sở dĩ như vậy, bởi tuổi thọ trung bình của hồng cầu lên tới xấp xỉ 100-120 ngày. Vậy nên chúng ta có đủ thời gian để bổ sung.

Thực đơn giầu sắt

Có thể cung cấp sắt cho cơ thể đơn giản nhất thông qua áp dụng thực đơn thích hợp. Vị trí đứng đầu danh mục thức ăn giầu nguyên tố vi khoáng này là thịt, nhất là gan và nội tạng (tim, cật, lòng…) động vật . Khoa học cũng chứng minh, cơ thể hấp thụ sắt có nguồn gốc động vật tốt hơn từ thực vật. Vì thế những người ăn chay đặc biệt cần quan tâm yêu cầu làm phong phú thực đơn. Rau (cải Brucxen, súp lơ, đậu nành, đậu hà Lan) gạo lứt, lạc vừng, hạt hướng dương, hạt bí…cũng giầu sắt.

Tuy nhiên nguyên tắc hàng đầu của thiết kế thực đơn lành mạnh là tính đa dạng các món ăn. Cơ thể rất khó hấp thụ sắt có nguồn gốc tự nhiên qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa ngày nào cũng ăn gan sẽ giúp tăng cường liều sắt cho cơ thể. Sự đơn điệu lợi bất cập hại, bởi bằng cách này chúng ta không thể cung cấp đủ cho cơ thể những vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Cũng cần nhớ rằng, thậm chí thực đơn giầu những thành phần hữu ích, nhưng thiếu cân bằng, cũng không mang lại hiệu ứng thích hợp. Bởi đã biết, một số sản phẩm bổ dưỡng phát huy tác dụng cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, trong số đó có sữa bò, lòng đỏ trứng gà, nước chè và một số tân dược. Trái lại một số khác làm gia tăng tình trạng thiếu hụt sắt, nhất là những sản phẩm giầu vitamin C (chanh, cam, cà chua, bắp cải muối…). Cần nhớ thông tin này trong khâu chuẩn bị bữa ăn.

Ai cần bổ sung sắt?

Mọi dưỡng chất cung cấp cho cơ thể tốt nhất đều theo cách tự nhiên. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung sản phẩm dược phẩm - trường hợp kết quả xét nghiệm bất lợi, cần thiết bổ sung gấp. Các loại thuốc sắt hai giá trị có nhiều loại khác nhau, vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phải mua theo đơn thuốc.

Việc bổ sung sắt thường được chỉ định với phụ nữ kinh nguyệt đầm đìa, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ sinh thiếu tháng và những người bị rối loạn hấp thụ sắt, đối tượng sau phẫu thuật hoặc bị chảy máu đường tiêu hóa và sinh sản. Tuy nhiên cần nhớ, để mang lại kết quả, thời gian điều trị phải kéo dài từ 3 đến 6 tháng – bởi về phương diện chu kỳ xuất hiện tế bào máu mới (khoảng 120 ngày), chỉ với thời gian như vậy cơ thể mới có thể tận dụng sắt do chúng ta bổ sung.

Thuốc cần uống lúc đói bụng, khoảng hai giờ trước bữa ăn. Phương thức này cải thiện có hiệu quả tình trạng thiếu hụt, song không phải mọi người đều chấp nhận. Một số người xuất hiện triệu chứng đau bụng và buồn nôn. Với dạng này cần uống trong bữa ăn.

Các dạng thiếu máu

1- Thiếu máu sau xuất huyết vì lý do chảy máu hệ tiêu hóa, vì viêm nhiễm, ung thư; thiếu máu vì tình trạng giảm thiểu sản xuất hồng cầu và những rối loạn tạo hemoglobin và vì tình trạng rút ngắn tuổi thọ erytrocyt.

2-Vì thiếu sắt (còn có tên bệnh sideropenic hoặc hipochromic)

3-Thiếu máu megaloblastic – vì thiếu vitamin B12 và axit folic, vì bệnh Addison- Biermer, còn có tên là Anema ác tính do hậu quả tế bào bị tiêu diệt trong dạ dày.

4- Thiếu máu aplastic – liên quan đến tình trạng suy tủy;

5-Thiếu máu hemolitic – gây ra tình trạng tan ra erytrocyt quá sớm;

6-Thiếu máu xuất hiện trong các bệnh mạn tính;

7-Thiếu máu di truyền.

(Theo Tâm Hòa // Tri Thức Trẻ)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Nhiễm độc từ đồ gia dụng bằng nhựa
  • Thực hư mãng cầu diệt ung thư gấp vạn lần hóa trị
  • Top 10 thực phẩm cần tránh khi ăn kiêng
  • Tiền dưới 2.000 đồng nhiễm khuẩn gây tiêu chảy
  • Bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm vì... thú nhún
  • Một số điều nên biết về ung thư cổ tử cung
  • Nguồn cung cấp kali dồi dào cho cơ thể
  • Hỗ trợ gan hoạt động tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng