Vòng kiềng. Một cơ chế tương tự là dáng vòng kiềng - khi đứng thẳng, hai chân có xu hướng cong gần với nhau, tạo nên vòng tròn giữa hai đầu gối hoặc dưới đầu gối. Trẻ dưới 2 tuổi có xu hướng vòng kiềng nhưng dần dần hình dáng này sẽ được điều chỉnh khi biết đi. Tuy nhiên, nhiều người bị cong xương chân mãi mãi do di truyền học, do bệnh Blunt (rối loại phát triển xương) hay bệnh còi xương (thiếu một số vitamin thiết yếu). Người bị vòng kiềng hay đau đầu gối bởi phần lớn trọng lượng cơ thể khi đó không nằm ở phần mạnh nhất là trung tâm của đầu gối mà áp lực dồn lên khu vực xung quanh. Quá gầy. Hầu hết phim ảnh, tạp chí, quảng cáo đều cường điệu hóa những người mẫu “siêu mỏng”. Nếu là người gầy tự nhiên nhưng tập luyện và ăn uống đều đặn thì không có vấn đề nhưng các chuyên gia cũng lưu ý đến tình trạng gầy bất thường do ăn kiêng quá mức hay rối loạn về ăn uống. Những người gầy không tự nhiên này có thể viêm khớp, đau xương do thiếu canxi, vitamin C, vitamin D. Kể cả những người gầy nhưng không bao giờ tập thể dục và ăn bất kỳ thứ gì họ thích cũng có một số nguy cơ về sức khỏe, vì khung xương mỏng nên phụ nữ gầy đến tuổi mãn kinh sẽ bị loãng xương sớm. Thừa cân béo phì. Theo thống kê thì hiện 1/3 dân số Mỹ bị thừa cân, nguyên nhân có thể gây ra bệnh đái tháo đường và tim mạch. Trọng lượng không phải là “thủ phạm” duy nhất khiến nhiều người béo phì cảm thấy mệt mỏi, đau nhức bởi nó sẽ kéo theo yếu cơ, khi đó lực tác động sẽ dồn lên xương, dây chằng và sụn, chủ yếu ở những khu vực khớp như hông, lưng, đầu gối. Trẻ em dễ giảm cân hơn người lớn nhưng đôi khi thừa cân béo phì khi còn nhỏ sẽ để lại “di chứng” một thời gian dài. Xương của trẻ phát triển quanh một khu vực đặc biệt với các lớp dày đặc gọi là trung tâm phát triển. Bình thường khi xương tăng trưởng, nó có thể sưng đau một chút, hầu như không cảm nhận được. Với trẻ béo phì thì cảm giác đau rõ rệt hơn bởi vùng trung tâm và phần xương còn lại bị chia tách. Bên cạnh đó, trẻ béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tupe 2 và bệnh tim mạch cao hơn và tỷ lệ trở thành người thừa cân ở tuổi trưởng thành lên tới 70%. Bụng phệ. Theo phân tích của ĐH Indiana - Purdue, bang Indianapolis, Mỹ, khi đứng bình thường, cơ bụng sẽ kéo lên còn cơ hông kéo xuống. Theo nhịp liên kết, phần lưng khi đó sẽ chia thành 3 đường cong tự nhiên. Nhưng với người có chiếc bụng “phì nhiêu”, phần cơ lưng chịu thêm lực để giữ cho người đứng thẳng, kết quả là người đó hay bị đau vùng thắt lưng. Bên cạnh việc giảm vòng bụng, lời khuyên cho tất cả mọi người là nên chú ý đến tư thế đứng, đơn giản là đặt hai chân song song mặt đất, đứng thẳng người sẽ giúp chúng ta giảm được nhiều cơn đau ngoài ý muốn. Gầy một cách không tự nhiên cũng có bất lợi về sức khoẻ
Ngón chân quặp. Dáng đi đặc biệt với ngón chân quặp vào trong (giống chim bồ câu) thường thấy ở trẻ từ 8 - 15 tháng tuổi. Tuy vậy, trong một số trường hợp, tư thế này vẫn còn và thậm chí tồi tệ hơn ở tuổi trưởng thành, nguyên do xương ống chân và xương đùi bị vặn xoắn khi khớp nối với hông. Tồi tệ hơn, phần xương bánh chè và khớp mắt cá chân lỏng ra khiến người ta dễ mắc bệnh viêm khớp mãn tính.
(Theo Hải Yến (An ninh Thủ đô) // VTC6 )