Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không uống thuốc với nước bưởi, trà, sữa

Tưởng chừng như là một việc đơn giản, đưa thuốc vào miệng rồi nuốt nhưng có rất nhiều người gặp khó khăn khi uống thuốc


Có nhiều viên thuốc được bào chế với kích thước nhỏ, tuy nhiên cũng có những viên thuốc “quá cỡ thợ mộc” gây nên sự khó nuốt.


Vì thế một số người đã nghĩ ra cách đưa thuốc vào cơ thể bằng cách cà thành bột rồi rắc vào đồ ăn, thức uống hoặc nuốt chung với trái cây như chuối, táo... Điều này chỉ làm phản tác dụng của thuốc hoặc có thể gây ra tác dụng phụ có hại. Cũng có người cắt hoặc bẻ viên thuốc ra làm đôi hoặc nhiều phần nhỏ hơn, làm ảnh hưởng đến phương cách mà thuốc sẽ được hòa tan trong dạ dày.
 

Một vài viên thuốc được bao viên một cách đặc biệt có tác dụng “hẹn giờ”. Khi bẻ viên thuốc ra thì sẽ khiến cho viên thuốc được giải phóng nồng độ một cách nhanh chóng hơn và vì thế dễ xảy ra ngộ độc thuốc. Để tiện lợi cho việc nuốt thuốc, trước hết bạn hãy tìm cách làm gia tăng sự tiết nước bọt bằng cách tưởng tượng ra bạn đang thưởng thức những món ăn khoái khẩu hoặc những loại trái cây chua như me, xoài, cóc, ổi... Bạn cũng có thể uống trước một hớp nước hoặc có thể đánh nhẹ mặt trên và mặt dưới của lưỡi vào môi hoặc răng. Nên nhớ rằng không được nuốt thuốc khi nằm.


Có nhiều bậc cha mẹ tìm cách cho trẻ nuốt thuốc dễ hơn bằng cách cho uống thuốc chung với những loại nước giải khát, nước trái cây. Điều này hoàn toàn bất lợi cho việc sử dụng thuốc. Có rất nhiều dược phẩm bị mất đi tính hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ khi được sử dụng chung với một số loại thực phẩm và thức uống. Chẳng hạn như một vài loại kháng sinh không bao giờ được sử dụng chung với sữa hoặc những sản phẩm từ sữa (phô mai, yaourt...). Trà và cà phê thường làm giảm hoặc mất hoạt tính của thuốc.

Đặc biệt, nước ép bưởi có thể gây bất lợi cho việc uống thuốc. Nước bưởi sẽ làm tăng sự hấp thu của một số dược phẩm. Điều này nghe có vẻ như có lợi cho việc sử dụng dược phẩm nhưng thực tế gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu một thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ, một thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức. Nếu một thuốc tăng hấp thu, đồng nghĩa với việc tăng những tác dụng phụ.

Nguyên nhân là trong nước bưởi có nồng độ cao các chất naringin, bergamottin và dihydroxybergamottin, tác dụng với enzyme cytochrome P450 insoform CYPA4. Các loại thuốc tương tác với nước bưởi gồm các thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol statin, thuốc ức chế miễn dịch dùng trong các trường hợp cấy ghép các cơ quan nội tạng, chất ức chế men protease trong điều trị HIV/AIDS, một vài loại thuốc chống lo âu và kháng histamine. Cần hỏi dược sĩ xem những thuốc bạn đang sử dụng có bị ảnh hưởng bởi thức uống bạn đang uống không.


Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Curtin- Úc)

(Theo Nguoilaodong Online)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Thực phẩm chức năng không phải là thuốc
  • Hư thực bài thuốc bí truyền của tử tù
  • Sự diệu kỳ từ quả táo với sức khỏe
  • Ăn ốc vòi voi bổ dương?
  • Ăn đậu đen, chữa nhiều bệnh
  • Bị bệnh mề đay nên kiêng ăn gì?
  • Đề phòng những bệnh da mùa mưa
  • Nghề nào, quả đó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng