Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm gì để tránh xa nha sĩ?

Không ai vui gì khi phải “thăm” phòng nha sĩ vì chưa ngồi vào ghế khám răng, chưa nghe tiếng khoan mà đã ê ẩm cả người. Càng rầu hơn nữa khi phải... tái khám. Kẹt là dễ gì đến phòng răng một lần mà xong. Do đó, nên tận dụng hiểu biết về dinh dưỡng để có thể hạn chế đến nha sĩ.

Muốn được thế cần lưu ý vài điểm sau đây:

- Giảm tối đa các món ngọt, ngay cả với mật ong, dù mật có công năng giúp thương tổn trong vùng hầu họng mau lành. Lý do là vì chất đường đọng lại trong vòm miệng một khi lên men, mà chắc chắn sẽ lên men,  là điều kiện thuận lợi để tình trạng viêm tấy dễ kéo dài. Dư  tiền mua thuốc kháng sinh đời mới đắt tiền nhưng điều trị răng xong rồi không biết giữ gìn, cứ thả dàn với bánh kẹo thì cũng bằng không.
 
- Đừng ngậm kẹo thuốc để sát trùng cổ họng sau khi chữa răng nếu không có ý kiến của nha sĩ. Không sai vì cần tránh bội nhiễm trong lúc đó, nhưng nếu tính hơn thua thì thường hại nhiều hơn lợi do niêm mạc miệng vừa khô vừa dễ bị kích ứng bởi chất đường trong kẹo thuốc. Súc miệng bằng nước trà đậm pha muối nhiều khi tốt hơn vì chất chát trong trà vừa giúp cầm máu vừa làm lành vết thương, trong khi muối hợp tác với nước bọt để tạo thành một dung dịch sát trùng theo kiểu cây nhà lá vườn nên ít phản ứng phụ.
 
- Tránh các loại nước uống có gaz, vì chất sủi bọt trong thức uống công nghiệp cản trở tác dụng của thuốc giảm đau, nghĩa là tiền mất tật mang chỉ vì muốn tránh đắng miệng khi uống thuốc. Nếu phải uống thì nên dùng ống hút để nước ngọt vào thẳng cổ họng, thay vì có dịp tiếp xúc với vùng răng nướu đang bị tổn thương.
 
- Trong mọi trường hợp, nên tránh các món chua như chanh, bưởi..., nhất là ngay sau khi vừa cà răng, vì chất toan trong thức ăn góp phần nạo sâu phần men răng vừa bị giũa mỏng. Răng khi đó không thủng mới lạ?
 
- Tăng các món có men kháng viêm như bromalin (có nhiều trong trái thơm), papain (có nhiều trong trong trái đu đủ...) để thầy thuốc khỏi phải mạnh tay với thuốc hóa chất tổng hợp dễ gây viêm loét dạ dày.
 
Ăn được hay không trong lúc đau răng hay sau khi chữa răng là chuyện tùy người. Nhưng nếu tưởng phải nhịn ăn cả ngày sau khi rời phòng nha vì còn ê răng thì nhầm. Quan điểm đó chỉ gây trở ngại cho sức đề kháng và vô tình trì hoãn tiến trình lành bệnh. Tất nhiên không cần chén đến cành hông, nhưng biết chọn vài món ăn để răng mau lành chính là biện pháp chủ động tốt nhất.

Theo Người Lao Động

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Phương pháp phòng tránh thiếu ngủ
  • Thiếu ngủ gây hậu quả gì?
  • Hỏng răng vì tẩy trắng bằng thuốc rởm
  • Những cách “triệt tiêu” stress chốn văn phòng
  • Phụ nữ nên hạn chế sử dụng phấn rôm
  • Ghi nhớ 9 dược phẩm và thực phẩm kị nhau
  • “Ăn” để trắng da và chống nắng
  • Đinh lăng sắc rễ cây xấu hổ chữa đau lưng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng