Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm) được giữ lại trong quá trình chế biến để giữ các hoạt chất trong sâm, đồng thời để tạo dáng cho nhân sâm nhưng không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi trước khi sử dụng.
Những người bị đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng... không được dùng sâm vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm.
Những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.
Đặc biệt lưu ý khi dùng nhân sâm với trẻ em. Sâm chỉ được sử dụng (thường là phối hợp) cho trẻ khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể, sau ốm, thiếu máu… Còn đối với trẻ có thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không dùng sâm.
(Theo Minh Tuấn // Thanhnien Online)