Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết được thải ra khỏi đường tiêu hóa (miệng hoặc hậu môn) có thể là một cảnh báo. Nhưng ở hầu hết các trường hợp, các bệnh liên quan tới xuất huyết có thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được.

Mặc dù nguyên nhân xuất huyết có thể không nghiêm trọng, như trường hợp bị trĩ, thì việc xác định nguồn căn là rất quan trọng.

Xuất huyết có thể từ một hoặc nhiều nơi trong đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn. Với một số bệnh gây xuất huyết tiêu hóa, bạn có thể thấy máu trong chất nôn, nước bọt hoặc phân.

Xuất huyết tiêu hóa có nhiều nguyên nhân. Đôi khi là một bệnh nhẹ, như bệnh lợi hoặc chảy máu cam. Nhưng ở những trường hợp khác, xuất huyết là cảnh báo của một bệnh nặng, thí dụ loét hoặc ung thư.

Máu trong chất nôn

Máu trong chât nôn gợi ý xuất huyết ở thực quản, dạ dày hoặc tá tràng. Các nguyên nhân có thể gồm:

- Loét tiêu hóa

- Rách niêm mạc thực quản

- Mô thực quản, dạ dày hoặc ruột non bị viêm

- Ung thư thực quản hoặc dạ dày

Nôn ra máu đỏ cho thấy xuất huyết ngay trước khi nôn. Nếu nôn ra máu đen hoặc nâu đen và có thành phần của chất cặn bã cà phê, tức là máu đã lưu trong dạ dày một thời gian. Nôn ra máu có thể chỉ ra một bệnh nặng.

Máu trong phân

Xuất huyết trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân. Phân cứng, khô có thể cào xước hoặc rách niêm mạc hậu môn, gây xuất huyết trực tràng. Bệnh trĩ là một nguyên nhân khác của xuất huyết trực tràng. Với các loại bệnh này, bạn có thể chỉ thấy vài giọt hoặc vết máu nhỏ đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bệt xí.

Phân đen, mầu hắc ín, nâu sẫm hoặc máu đỏ tươi trong phân có thể báo hiệu xuất huyết rộng hơn ở một nơi nào đó trong đường tiêu hóa; túi thừa, loét và polyp có thể gây xuất huyết. Các nguyên nhân khác bao gồm:

- Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn)

- Viêm đại tràng nhiễm trùng

- Thiếu cung cấp máu cho ruột (thiếu máu mạc treo)

- Ung thư đại trực tràng

Ngoài ra, một số thực phẩm (như củ cải đường hoặc cam thảo) có thể làm cho phân có mầu đỏ. Chế phẩm bổ sung sắt hoặc một số thuốc, như bismuth subsalicylat (Pepto-Bismol), có thể khiến phân có màu đen.

Khi nào cần khám bệnh

Hãy đi khám bệnh nếu bạn thấy có máu trong phân hoặc chất nôn. Nó sẽ khiến bạn luôn lo lắng cho tới khi bác sĩ xác định được đó chỉ là một rối loạn nhẹ.

(Theo Tiền phong)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Chậm thụ thai: Lỗi của bạn?
  • ‘Chiến thuật’ duy trì sức khỏe suốt mùa hè
  • Làm thế nào tăng đủ cân trong thai kỳ?
  • Lợi ích của trái mít đối với sức khỏe
  • Bí mật giấu trong… não bộ phái đẹp
  • Bốn điều nên tránh trong ngày hè
  • Mùa nóng: Cẩn thận với nước đá
  • Ăn mặn: Thói quen nguy hiểm cho tim
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng