Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiễm sán dải bò vì mê ăn đồ tái

Buổi sáng thức giấc, nhìn trên ga giường thấy mấy "khúc xơ mít" dài khoảng 5-6cm đã thất kinh hồn vía. Đến khi đi vệ sinh, tự nhiên ở đũng quần cũng có mấy khúc sơ mít trắng toát... Đây là những khoảnh khắc khó tả thành lời của một bệnh nhân bị mắc sán dải bò (còn gọi là sán xơ mít).

Cô cứ mãi băn khoăn, bản thân và nhà cửa của mình lúc nào cũng sạch sẽ thì chẳng hiểu mấy “khúc xơ mít” kinh dị đó từ đâu chui ra.

Không phải ở bẩn mới bệnh

Thói quen ăn hải sản chín tái cũng là một trong những con đường lây nhiễm về ký sinh trùng. (giadinh.net).

Bệnh này không làm tử vong bệnh nhân nhưng lại làm khủng hoảng tâm lý của họ rất nhiều, nhất là những người trí thức, thành đạt. Một cô bệnh nhân của tôi, cũng là một đồng nghiệp khoa sản ở một bệnh viện khác, khi phát hiện trong đồ nhỏ có… của lạ thì tự ra tiệm thuốc tây để mua thuốc uống. Nhưng sao uống cả thàng mà buổi sáng vẫn thấy “xơ mít” xuất hiện. Cô bệnh nhân này đã cực kỳ hoang mang, lo lắng không hiểu vì sao mình nhiễm sán dải bò. Hỏi về thói quen, chế độ ăn của bệnh nhân thì hóa ra, cô đồng nghiêoj của tôi rất mê ăn món thịt bò tái (bít-tết, phở tái…).

Không ít bệnh nhân đã từng trải nghiệm những cảm giác lạ và bị stress như cô đồng nghiệp nói trên. Mỗi tháng tại phòng khám chuyên khoa bệnh Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, có khoảng 30-40 bệnh nhân đến điều trị bệnh sán dải bò. Hầu như, họ đều là giới chức nên về những chuyện vệ sinh cơ thể hay ăn uống rất kỹ càng. Vì thế, những “khúc xở mít” xuất phát từ sở thích xơi các món tái, và không may thì có lần ăn thịt bò chưa chín (hoặc tái bò) có chứa ấu trùng sán dải bò.

Điều trị bệnh này cũng không đắt tiền, chỉ vài trăm nghìn là khỏi bệnh và đây là bệnh nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán. Nhưng tiếc một điều là rất ít người biến đến đúng nơi chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị. Họ cứ đi miệt mài từ bệnh viện này sang bệnh viện khác và đôi khi điều trị “nhầm” bệnh. Có khi uống thuốc trị giun mua ngoài nhà thuốc cả nửa năm nhưng chẳng có kết quả gì. Để đến khi bệnh đã nặng, tiền cũng hết mới “họa may” tìm đường đến đúng bệnh viện chuyên khoa.

Dễ lây cho cả nhà

Ấu trùng sán dải heo, dải bò vào trong ruột non của người và lớn lên thành sán trưởng thành. KHi đó, các đốt đuôi của nó sẽ rụng từ từ và những đốt này chứa rất nhiều trứng. Chúng sẽ tự động bò ra ngoài hậu môn hoặc “xuất” theo phân.

Khi ra ngoài hậu môn, một lát sau, các đốt này sẽ khô và những các trứng trong đốt sẽ dính đầy trên gường chiếu, áo quần, bàn ghế, tay chân nên cả gia đình đều bị lây. Trứng vào bụng và lập lại quy trình cũ. Khi trứng vào trong ruột, nó nở thành con sán trưởng thành và làm suy nhược cơ thể, mệt mỏi, làm tức vùng thượng vị khi đói, tiêu phân lỏng, sụt cân, đôi khi buồn nôn và khi đót sán già, tự bò qua hậu môn ra ngoài.

Sán không dễ chết

Các đoạn “xơ mít” này khi chui ra khỏi hậu môn vẫn còn nhu động nên vẫn còn sống khoảng hai tiếng đồng hồ mới chết. Muốn diệt được sán dải bò, ngoài việc bệnh nhân phải uống thuốc đúng còn phải làm vẹ sinh nhà cửa, quần áo. Nhất là quần lót và ga giường đều phải nhúng vào nước sôi, trứng sán mới chết, nếu không, trứng vẫn còn bám trên bề mặt của đồ dùng. Phơi ngoài nắng cũng không diệt được chúng.

Sau khi uống thuốc, sán sẽ bị rã và ra ngoài theo phân nên không thấy được. Nếu uống thuốc dân gian nhưng dùng nước hạt cau thì sán sẽ chết và ra ngoài nguyên cả con.

Nên cẩn thận trong ăn uống

Cơ chế lây nhiễm bệnh sán chính là do thói quen ăn uống. Nhiều người dân vẫn giữ thói quen ăn rau sống, hoặc ăn tái các loại rau thủy sinh như: rau muống, rau cần, rau cải xoong, ngó sen. Do rửa không sach, ấu trùng sán sống bám trên rau nên nhiều người bị nhiễm sán mà không biết. Bên cạnh đó, thói quen ăn hải sản, thịt trâu, bò tái, ăn heo gạo… cũng là con đường lây nhiễm bệnh về ký sinh trùng.

Những người hay đi ăn ngoài nhiều thì nên 6 tháng kiểm tra xét nghiệm xem mình có bị nhiễm ký sinh trùng hay không. Nhưng nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ khám lâm sàng và cho các chỉ định xét nghiệm thực tế theo lâm sàng chứ không nên đến một số nơi không phải chuyên khoa, tiền mất mà bệnh tìm mãi chẳng ra.

Bệnh sán dải heo, dải bò lạc chỗ gây nguy hiểm!

Đây là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, xuất phát từ bệnh nhân nhiễm sán dải ở đường ruột hoặc nếu ăn phải rau sống có chứa trứng sán. Thinh thoảng, do một phản nhu động ruột, đốt sán bị đẩy lên dạ dày, trứng sán nở thành ấu trùng đi xuyên qua vác dạ dày vào máu đi chu du khắp cơ thể.

Thường chúng gây nên bệnh gạo heo ở mô cơ, da biểu hiện lâm sàng là những nốt cứng dưới da, giai đoạn đầu bệnh nhân bị đau nhức, sau đó sẽ hết đau khi đốt sán hóa vôi. Nguy hiểm hơn khi nâng ấu đi lên não tạo thành nang sán ở n ão, gây tăng áp lực nội sọ, liệt nửa người, hoặc chân tay, rất dễ nhầm với u não. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong. Ngoài ra nang sán có thể chui vào mắt và gây mù mắt.

(Theo Gia đình & xã hội)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Thực phẩm giúp răng chắc khỏe
  • Ăn nhiều rau xanh sẽ giảm nguy cơ bị tiểu đường
  • Trái cây không thể thay rau
  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
  • Khi nào cần truyền nước biển?
  • Thoái hóa khớp bàn tay - Bệnh thường gặp ở người cao tuổi
  • Bệnh đau lưng ở người cao tuổi
  • Hỏi: Có nên bổ sung canxi cho người cao tuổi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng