Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh giác đại lý vé máy bay giả mạo

Những năm gần đây, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng. Tốc độ gia tăng về số lượng hành khách vào khoảng 20%. Con số này đòi hỏi các hãng hàng không phải ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới đại lý bán vé nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường.

Để được chấp nhận là đại lý bán vé máy bay, ngoài việc phải có mặt bằng tốt (mặt tiền, hẻm lớn, gần các khu vực có dân cư đông hoặc đi lại nhiều) và một khoản tiền đặt cọc khoảng 400 - 500 triệu đồng, nhiều hãng hàng không còn đòi hỏi các đại lý bán vé máy bay phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vé máy bay tối thiểu 2 năm, có trang thiết bị phục vụ bán vé và cam kết bán đủ doanh số yêu cầu của từng hãng…

Chính vì điều kiện không đơn giản này nên một số cá nhân, đơn vị không có hợp đồng làm đại lý với các hãng hàng không cũng vẫn tự nhận là đại lý và treo biển có logo của các hãng hàng không để bán vé máy bay hưởng lợi. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không trên thị trường, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng khi mua vé tại các công ty giả mạo này.

Một lãnh đạo của Vietnam Airlines (VNA) cho hay, hiện tượng khách hàng mua vé tại các đại lý vé nói trên, sau đó khiếu nại VNA ngày càng nhiều. Ví như có đại lý nhận đặt chỗ và xuất vé cho khách nhưng khi khách lên sân bay thì không có chỗ, phải bỏ tiền mua vé mới, và nhiều trường hợp khách phải trả tiền vé với mức giá cao hơn mức giá quy định của VNA.

Thời gian gần đây, một số đại lý giả mạo khi bán vé cho khách bay tuyến TPHCM - Hà Nội còn thu cả phí dịch vụ, dù VNA không có chủ trương thu phí dịch vụ đối với chuyến bay nội địa. Chưa kể, các hành trình nội địa thông thường giá vé khách phải trả bị chênh với giá quy định của VNA khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đồng, nhưng hành trình quốc tế tiền vé chênh lệch có thể lên tới vài triệu đồng…

Tiêu chuẩn nhận biết đại lý chính thức của VNA là ngoài bảng hiệu đại lý có logo, các vật phẩm, tờ rơi… của VNA, bên trong đại lý còn có treo giấy chứng nhận là đại lý chính thức của VNA. Cũng theo lãnh đạo VNA, các đại lý chính thức của VNA hiện nay đều được chuẩn hóa về quầy bàn, biển hiệu để hành khách có thể nhận biết rõ ràng. Vì vậy, để tránh rủi ro, VNA khuyến cáo hành khách nên giao dịch qua website của VNA tại địa chỉ www.vietnamairlines.com hoặc liên lạc trực tiếp với các phòng vé và đại lý chính thức của VNA.

(Theo Thu Tuyết // SGGP Online)

  • Nhiều mặt hàng tăng giá từ cuối tháng 8
  • Những công dụng chưa được biết của Cocacola
  • Giá cước đã chạm sàn
  • Lại ồn ào chuyện phát sóng giải Ngoại hạng Anh
  • Chưa xuất hiện sữa 'dậy thì sớm' ở VN
  • Mạng nhỏ chạy đua giá cước với "anh nhớn"
  • Giảm 5% cho khách đặt mua vé tàu hỏa qua mạng
  • Vé máy bay siêu rẻ của hãng AirAsia đắt hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng