Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ (tiếp theo)

 
Lính Mỹ ngụy bị tiêu diệt sau trận đánh của biệt động Sài Gòn Tết Mậu Thân.                                                   
Những hình thức chặn đốt xe Mỹ luôn luôn được  các nhóm Sao Băng, Xung Kích, Sao Chổi, Trường Sơn, Ký Con... sáng tạo.

Một hôm ở Đại học xá Minh Mạng, một toán SVHS khiêng một băng ca có "bệnh nhân" trùm mền nằm hẳn hoi, băng qua đường.

Một chiếc xe Mỹ trờ tới, gặp chiếc xe băng ca giữa đường nên dừng lại. Thế là nhanh như chớp, "bệnh nhân" vùng dậy, tung mền và vung quả bom xăng cầm sẵn trên tay quăng vào xe Mỹ.

Ngọn lửa bùng lên như một "tia chớp". "Người bệnh" biến mất và người khiêng băng ca cũng biến mất.

Một trường hợp không kém độc đáo xảy ra ở chợ cá Trần Quốc Toản. Một cậu thanh niên say mèm, tay cầm cái chai đi lảo đảo ngã qua, nghiêng lại trên phố.

Đợi chiếc Mỹ chạy tới, cậu khệnh khạng bước ra giữa đường, xe Mỹ dừng lại tránh, cậu đợi xe Mỹ dừng lại, liền "tỉnh" ngay, đập mạnh cái chai cầm trên tay vào cửa kính bằng động tác thật nhanh nhẹn.

Một thanh niên khác, phóng ngay que diêm bật sáng vào xe, ánh lửa phụt lên thiêu rụi thêm một chiếc xe Mỹ nữa.

Ngày 17/12/1971, Võ Quang Thắng và Nguyễn Ngọc Ánh đi về hướng Sài Gòn để "lùng" xe Mỹ. Loại xe Mỹ mang bảng số T bây giờ trở thành của hiếm. Bọn chúng hoảng quá, đã co rút lại.

Đi mãi không thấy, hai anh lại đi theo đường Lê Văn Duyệt đến chợ Hòa Hưng. Mừng quá! Hai anh chạy đi mua xăng bỏ trong bọc ni-lon, loại các tiệm may đựng quần áo. Thế nhưng khi cả hai quày quả trở lại thì chiếc xe đã "biến" đi đâu mất.

Buồn quá hai anh xách bọc ni-lon về đường Lê Lợi, nhưng cũng không thấy chiếc xe nào, đến gần Nhà sách Khai Trì, Ngọc Ánh huých vào tay Thắng, thì ra anh vừa phát hiện chiếc xe mang bảng số VB. VB là loại xe của cảnh sát. Thắng nói: “Kệ không có chó thì bắt mèo”, rồi cả hai cùng cười khẩy.

Chiếc xe cảnh sát lớn, phía sau chở những cuộn dây điện. Phía trước một tên đang ngồi hút thuốc. Ánh thảy bọc ni-lon xăng lên thùng xe, Ánh định vứt tiếp chùm que diêm, nhưng nhận ra bọc ni-lon chưa bể? Làm sao đây?

Chớp nhoáng, Ánh phóng lên xe rút dao, đâm toác bịch ni-lon ra. “Ăn cắp, ăn cắp", nhiều khách đi đường la lên. Nhưng khi Ánh vừa nhảy xuống thì một ngọn lửa xẹt đến thùng xe rồi bùng lên dữ dội. Hai anh phóng vào đám đông.

Mười giờ sáng hôm đó hai anh trở về địa điểm, ăn xong một khúc bánh mì, Thắng lại cùng Trần Văn Hiển đi lang thang để tìm xe Mỹ nữa. Tại bến Hàm Nghi, hai anh phát hiện chiếc xe của 4 thằng Úc đậu bên đường để vào nhà hàng.

Hiển đón xích lô đi mua xăng. Ánh đứng cạnh nhặt một hòn đá đập bể cửa gió, Hiển phóng bọc ni-lon xăng vào. Khi lửa bừng cháy thì bọn công an chìm phát hiện, rượt theo hai anh. Xe Hon-da gầm rú.

Hiển chạy vào một con hẻm, anh rẽ vào một con đường, đang lúng túng thì một chiếc Hon-da dừng ngay trước mặt anh. Người thanh niên lái xe giục anh lên và người thanh niên tốt bụng đó đã đưa anh trốn thoát.

Đầu năm 1972, ở Sài Gòn có một hiện tượng đặc biệt. Tất cả các xe ngoại quốc chạy trên đường đều cắm cờ của quốc gia mình (trừ xe Mỹ) nhiều xe còn mang dấu hiệu phản chiến trước đầu xe. Đó là do thông báo của Ủy ban đòi quyền sống đã tác động đến họ.

Trong đó có điều khoản nói rằng: “Những lính Mỹ nào yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh Việt Nam do đế quốc Mỹ gây ra, thì khi ra đường phải mang một dấu hiệu phản chiến (súng M16 bị bẻ cụp xuống) trước ngực”.

Nhiều lính Mỹ sợ hãi, tuân theo điều khoản đó. Một số người ngoại quốc khác còn muốn phân biệt rạch ròi rằng: "Chúng tôi không phải là người Mỹ". Xe Mỹ ngày càng hiếm thấy trên đường, và chúng tránh các con đường đi gần trường học.

Đầu tháng 5/1972, chị Võ Thị Bạch Tuyết bị bắt. Chúng đã tịch thu được quyển sổ tay của chị, trong đó chị ghi ngày, giờ, số liệu tổng kết để báo cáo lên tổ chức: 117 chiếc xe Mỹ bị SVHS đốt cháy trong chiến dịch. Và một xâu chìa khóa 62 chìa, đó là những chiếc chìa khóa xe Mỹ mà các nhóm sau khi đốt đã lấy được gởi về để báo cáo thành tích.

Ngọn lửa đốt xe Mỹ cuối cùng cũng bị dập tắt, nhưng lửa trong tim trẻ trung của những con người yêu Tổ quốc thì không bao giờ và không có ai có thể dập tắt được./.

 

(Theo Lê Thị Hiếu Dân/Baocamau)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ
  • Bài 6: Những con số không bao giờ cũ
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 1
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 2
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 3
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 4
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 5
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 6
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi