Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ

Năm 1971 - phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh (SVHS) tiếp tục bùng lên. Từ các giảng đường, lớp học, SVHS rầm rập xuống đường. Lời ca, tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu đấu tranh vang dội ở mỗi sân trường, góc phố "xuống đường, xuống đường! Đập tan mọi xích xiềng...".

Ủy ban đòi quyền sống đồng bào của SVHS, ngày 6/2/1971 ra tuyên cáo: "... Liên tiếp những ngày gần đây, lính Mỹ đã coi thường sinh mệnh của nhân dân Việt Nam. Từ vụ bắn chết trò Minh, lính Mỹ leo thang tội ác, hết ném đá làm chết một công nhân xe "Lam" tại Pleiku, tới ném đá các hành khách, làm bị thương nhiều người. Hết hãm hiếp phụ nữ lại ngang nhiên giết người trên đường phố. Mới đây, lính Mỹ đã bắn chết một giáo sư Việt Nam trên đường đến trường dạy học...".

 
 Một cuộc chạm súng giữa lính Mỹ và quân giải phóng tại Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968.

Báo Tin Sáng số ra ngày 8/2/1971, có bài bình luận về bản tuyên cáo: "Bản tuyên cáo cực lực lên án hành động cuồng sát của lính Mỹ, buộc chánh quyền phải chịu trách nhiệm và kêu gọi đồng bào các giới, trí thức, lao động hãy đoàn kết chặt chẽ để chống lại hành động dã man của lính Mỹ”, cùng nói lên tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Trong những ngày ấy, Khu "Tam giác sắt" (ba Trường đại học Văn Khoa, Dược Khoa và Nông Lâm Súc) sôi động chưa từng thấy. Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng xuyên qua khu "Tam giác sắt" trở thành một chiến trường do SVHS, hoàn toàn làm chủ.

Những bích chương, khẩu hiệu, biểu ngữ chống đế quốc Mỹ và tay sai giăng ra khắp nơi. Các đợt tấn công bằng lựu đạn cay của bọn cảnh sát ngụy đều bị đẩy lùi.

Một đêm, một chiếc xe Mỹ "vô phước" băng qua đoạn đường này, lập tức bị hàng trăm SVHS chạy ra chặn lại. Mấy tên Mỹ trên xe hoảng hốt nhảy xuống, đâm đầu chạy trốn.

"Hãy đốt nó đi, đốt xe nó đi!". Tiếng của một cô gái từ đám đông vang lên.

Một sinh viên bật lửa. Ngọn lửa căm thù bừng lên bao trùm lấy chiếc xe. Ánh lửa sáng rực lên soi rõ những khuôn mặt trẻ trung của họ.

Nhìn lửa cháy, họ hát vang những bài ca rực lửa đấu tranh. Kể từ đêm đó, Ủy ban đòi quyền sống đồng bào của SVHS phát động ngay một chiến dịch mới mang tên "Chiến dịch đốt xe Mỹ" để trả thù cho đồng bào bị Mỹ tàn sát.

Lúc đầu anh Nguyễn Xuân Thượng được giao nhiệm vụ làm chủ nhiệm chiến dịch. Đến tháng 8/1971, anh Thượng bị bắt và cô nữ sinh Võ Thị Bạch Tuyết tiếp tục công việc. Năm đó Bạch Tuyết mới 23 tuổi và vừa tròn một tuổi Đoàn.

Cùng với Bạch Tuyết còn có các đồng chí Lâm Thành Quý, Phó Chủ tịch hành động, sinh viên Ngô Thị Thanh Thủy, Ủy viên thủ quỷ và Phạm Nguyệt Qườn, Ủy viên tổ chức.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Thành đoàn, chiến dịch đã làm cho quân thù khiếp vía. Những ngọn lửa bùng lên đẹp tuyệt vời trên các đường phố, những chiếc xe Mỹ tiếp tục tàn rụi.

Báo chí Sài Gòn với những hàng tít lớn, dồn dập đưa tin xe Mỹ bị đốt. Báo chí gọi những "chiến sĩ" đốt xe là "du kích quân" SVHS chùa Ấn Quang lúc đó là một "chiến lũy" của họ.

Những người mẹ, người chị vượt qua hàng rào cảnh sát đem đến những giỏ cam, những giỏ bánh mì, những chai xăng và căn dặn "các con cứ đốt, đốt cho hết cái quân chó má đó đi!". Để rồi thành phố luôn có những câu chuyện đốt xe Mỹ giống như huyền thoại tiếp tục tăng dần.

Một trưa tháng 10/1971 vào giờ tan học, trên đường Trương Minh Giảng, các nữ sinh của hai Trường Trung học tư thục Tân Đức và Lê Bảo Tịnh (nay là Trường Phổ thông cơ sở Bạch Đằng - quận 3) tha thướt trong những chiếc áo dài trắng, vừa nói chuyện huyên thuyên, vừa chen bước dọc theo hai lề đường.

Đến trước cổng cơ quan Mỹ cạnh Trường Tân Đức, bỗng từ trong đám nữ sinh, có hai cô la ơi ới và giành nhau cái cặp da. Các nữ sinh trong nhóm bu lại và tạo ra cảnh náo động chỉ trong chốc lát. Ngay lúc đó, một chiếc xe bóp còi inh ỏi lách vào, đám đông dạt ra rồi ùn lại.

Thừa cơ hội, một nữ sinh lách ra, mở cặp, rút một túi ni-lon chứa nước màu vàng căng phồng, ngẩng đầu hất mái tóc ra phía sau rồi đột nhiên cô chạy nhanh vào cổng, theo chiếc xe Mỹ vừa mới chạy vô đậu ở bãi đậu xe.

Cô nữ sinh bình tĩnh hất mạnh bọc ni-lon vào dưới gầm xe dưới nắng trưa hừng hực và nhanh nhẹn rút trong cặp ra một nhúm que diêm buộc sẵn, đánh lửa ném vào chỗ bọc ni-lon...

Ngọn lửa bùng lên, cô gái mỉm cười hài lòng về "quả bom xăng" hai lít của mình rồi phóng nhanh ra cổng, hòa vào đám đông. Đằng sau cô, ngọn lửa cứ vồ vập ngoạm lấy những chiếc xe Mỹ đậu thành hàng.

Cô gái đó chính là Võ Thị Bạch Tuyết cùng một nữ sinh viên Văn Khoa và một nữ sinh Trường Gia Long./.

(Theo Lê Thị Hiếu Dân/baocamau)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ (tiếp theo)
  • Bài 6: Những con số không bao giờ cũ
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 1
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 2
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 3
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 4
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 5
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 6
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi