Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 22

Trang thứ bốn mươi tám:

SẦU LY CÁCH



"Anh đưa áo rách cho em vá

Dưới mộ, em chờ vá áo anh"

"Buồn lắm! Chiều nay xa xóm ấy

Âm thầm nặng bước lúc chia ly

Áo mình rách nát ai đâu vá?

Nhớ kẻ chung tình đã mất đi!

Nặng trĩu trong lòng một vết tang

Đau thương nghe gió khóc thu tàn

Mân mê cây viết không còn mực

Thôi thế, bài thơ chịu dở dang.

Ai đâu vá áo mình đâu nữa?

Có phải người xưa hẹn với mình?

Chờ đợi anh về trên bến mộng

Muôn đời em giữ dạ kiên trinh.

Mưa rơi tức tưởi lạnh đường hoang

Muốn viết tên em lại ngỡ ngàng

Buồn lắm! Chiều nay xa xóm ấy

Não nùng, anh đợi chuyến đò ngang…

Tháng 9 năm 1963

Lê Hồng"

Bài thơ viết rất đẹp trên 2 trang giấy sổ tay gạch vuông. Chữ "sầu ly cách" được viết to, nghè nhiều nét rất đẹp.

Thơ 7 chữ 4 câu liên hoàn - mô tả bi cảnh là thế mạnh của Nguyễn Mai - Anh từng nổi tiếng với bài thơ Chiều xóm Huế thời mở đầu đánh Mỹ ở Cà Mau.

Ngay như bài thơ này, thực trạng và hư cấu được vận dụng liền mí nhau, làm cho ngôn ngữ trầm sâu vào thế giới thơ ca lung linh, huyền ảo mà vẫn chơn thật đến xé lòng - Khi anh chỉ nói nghiêng về người vợ đã mất…

Trang thứ bốn mươi chín:

"NHỚ"

"Anh tương tư đôi mắt

Vừa đẹp lại vừa buồn

Gặp nhau chi thương nhớ

Lê chuỗi ngày nhớ thương

Đôi mắt như mặt biển

Loang loáng ánh nắng chiều

Đôi mắt buồn thăm thẳm

Gặp một lần đã yêu!"

"Quán lạnh chiều nay sầu viễn xứ

Bóng nàng nghiêng nón giữa sân rêu."

"Khuya 6/11" (Không có ghi năm nào)

Trang thứ năm mươi:

Anh viết thơ này trong bóng đêm

Chơi vơi biển rộng, thủy triều lên

Rừng xa tiếng khóc sầu cô lẻ

Thao thức anh nghe súng nổ rền

Cây viết yêu đương tờ giấy mỏng

Thu tàn không gợn một lời thơ

Tôi yêu cây viết, yêu cây viết

Yêu cả người đang cúi thẫn thờ

Em ơi! Nhớ lắm. Nhớ về em

Anh viết trang thơ chẳng đốt đèn

Áo rách đêm tàn nghe gió lốc

Bóng ai ngoài sương lạnh hương sen.

Đêm 6/11

Bài thơ chưa có nhan đề, viết bằng ngòi viết nhỏ rức trên nền giấy chi chít là chữ, ngổn ngang là chữ. Nhờ quen đường nét của Nguyễn Mai, tôi chép ra bài thơ nầy và thấy lòng mừng vui như chính mình viết được./.

(Theo NGUYỄN BÁ/baocamau)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 23
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 24
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 25)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 26 và 27)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 28 và 29)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 30 và hết )
  • Hoạt động ngoại thương Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
  • Một số kinh nghiệm về quy hoạch phát triển sân Golf
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi