Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 23

Đầm Bà Tường vừa là khu căn cứ kháng chiến vừa là núm sữa nuôi sống bà con vùng này qua những năm chiến tranh gian khổ ác liệt.   


Trang thứ năm mươi mốt:

"NHỚ MẸ"

"13/12 chép qua tặng…"

"Mẹ ơi! Con gởi thương về mẹ

Khi bóng hoàng hôn nhuộm xứ người

Khi nước biển ròng trơ bãi cát

Khi từng cơn sóng lượn chơi vơi…



Con buồn nhớ mẹ: mây chia sớt

Mẹ nhớ con cùng gió sớt chia

Có lẽ đêm nay người thức suốt

Thở dài gạt lệ dưới đường khuya"

"Nha Trang, 1960

LH"

Bài thơ còn 4 câu kết:

Thuyền gát máy

Khói bềnh bồng…

Mẹ ơi! Con nhớ mẹ

Nơi quê nhà một thân!

Nhưng nhận thấy không hay và không gắn chặt hai khổ thơ tuyệt đẹp trên, nên tôi mạn phép tác giả "chừa lại", không chọn vào cùng bài.

Người quen (NB. Đề tên bài)

"Thơ nào em gởi cho anh

Cũng mòn tất cả, vì anh đọc hoài

Một ngày, nhớ suốt một ngày

Một đêm nhớ suốt đêm dài đấy em.

Người quen"

Trang thứ năm mươi hai:

Làm thơ tặng buồn (NB. đề tên bài) 

"Nửa đêm trở giấc, chạnh buồn

Nửa đêm trở giấc chạnh nguồn tâm tư

Chừng nghe gió bụi mịt mù

Chừng nghe thân phận dãi dầu triền miên

Nào ai hiểu được niềm riêng

Nào ai hiểu được trái tim của mình

Linh đinh, nghèo khổ, linh đinh

Đắng cay, cay đắng vạn tình đắng cay

Nửa đêm ta ước mơ ngày

Niềm vui chưa đến, nắng mai chực chờ

Nỗi buồn nào cũng bơ vơ

Ta buồn - mà lại làm thơ tặng buồn".

"Khuya 25/7/66

Sáng 26/7/66"

Bài này chữ khoanh khoanh như lúc làm biếng viết. Nhưng tôi cố gắng đọc và chép lại cho liền lạc bài thơ. Tôi tưởng người đã khuất đứng sau lưng tôi vậy.

Mặt sau trang thơ, góc trái đề 26/7. Kế đó, một khổ thơ ngũ ngôn tứ cú xuất hiện: vui vui như một bức hí họa.

"Hôm qua đi ăn giỗ

Ba đứa về một xuồng

Lại cùng nhau "nghí ngố"

Về câu chuyện hôn nhơn.

Có một cô tên Bé

Mà "đồ sộ" tấm thân

Chàng rể như chim sẻ

Nhìn vợ, chẳng đến gần

Anh ta sợ nàng té

Nên thơ thẩn ngoài sân

Chỉ có chị sui trẻ

Tiếp đàn gái ân cần"

Hai bài thơ này, tác giả đều quên ký tên dưới bài. Có lẽ làm chưa xong, rồi có việc, xếp vô thùng sắt…/.

(Theo NGUYỄN BÁ/CMO)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 24
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 25)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 26 và 27)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 28 và 29)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 30 và hết )
  • Hoạt động ngoại thương Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
  • Một số kinh nghiệm về quy hoạch phát triển sân Golf
  • Điều hành chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế ở Việt Nam năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi