Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Giang quyết tâm vượt khó thực hiện vượt mức mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009

Hà Giang với diện tích tự nhiên là 7.884,37km2 là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 277,525km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Cùng với kinh tế cả nước, trong những năm qua Hà Giang đã không ngừng phát triển. Năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế chung nhưng Hà Giang cũng đã nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và bước sang năm 2009 với nhiều thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang quyết tâm phấn đấu vượt qua thách thức, đưa kinh tế Hà Giang tiếp tục đi lên.

 

 

Nguyễn Trường TôChủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008

Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, duy trì được tốc độ cao. GDP năm 2008 theo giá so sánh ước tăng 12,05%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản trong GDP khoảng 36,1%, công nghiệp xây dựng khoảng 25,3% và thương mại dịch vụ khoảng 38,6%. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên đáng kể đạt 5,4 triệu đồng, tăng 1,15 triệu đồng so với năm 2007.

Nông nghiệp: Năm 2008 chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại gây ra, Tỉnh đã chỉ đạo cung ứng, trợ giá kịp thời để nhân dân gieo trồng bù vào diện tích lúa, mạ bị chết do rét đậm, rét hại gây ra, gieo trồng những loại cây ngắn ngày thay thế những loại cây trồng không đảm bảo thời vụ nên sản xuất nông nghiệp vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Diện tích lúa cả năm đạt 38.845 ha, ngô đạt 46,387 ha, năng suất lúa bình quân đạt 47,1 tạ/ha, ngô 24,1 tạ/ha. Sản lượng lương thực thóc ngô cả năm ước đạt 27.92 vạn tấn.

Trong chăn nuôi, do thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả trâu, bò bị chết rét và các chính sách hỗ trợ nhân dân phát triển chăn nuôi của tỉnh đi đôi với việc thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên đàn trâu bò đã dần hồi phục và phát triển. Đàn trâu có 141.514 con, đàn bò bò có 98.000 con, đàn lợn , dê và gia cầm duy trì được tốc độ tăng trưởng 4-5%.

Công tác trồng rừng đạt nhiều kết quả tốt, hoàn thành 100% chỉ tiêu trồng mới 15.700 ha rừng. Độ che phủ rừng đạt 50%, bằng kế hoạch đề ra. Đã hoàn thiện dự án bảo vệ và phát triển rừng gắn với ổn định dân cư 4 huyện vùng cao núi đá, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Một góc thị xã Hà Giang

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá: Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp có tiến bộ. Việc triển khai lập, phê duyệt các quy hoạch như quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ giai đoạn II, quy hoạch chi tiết lưới điện nông thôn, quy hoạch một số loại khoáng sản như Mangan, thiếc - Vôn fram; chấn chỉnh các bước triển khai thực hiện các dự án thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản trên địa bàn; kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động; việc xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất công nghiệp chưa đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường vv... tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Trên cơ sở quy hoạch Khu công nghiệp Bình Vàng được duyệt, đã hoàn thành việc lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tái định cư, triển khai đầu tư một số hạng mục như cầu và đường vào khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy luyện thép và nhà máy đá xẻ ốp lát tại khu công nghiệp Bình Vàng...

Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2008 đạt khoảng 1.850 tỷ đồng, bằng 84,1% so với dự kiến. Năm 2008, vốn đầu tư phát triển từ nguồn cân đối cho ngân sách địa phương và một số nguồn hỗ trợ có mục tiêu tiếp tục được phân cấp cho các ngành, các huyện, thị quản lý, phân bổ, bước đầu khẳng định là có hiệu quả, hạn chế dần tình trạng bố trí vốn không tập trung, dàn trải.

Quản lý đầu tư, xây dựng tiếp tục được tăng trưởng kể từ việc kiện toàn các Ban quản lý, chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, kiểm tra giám sát tiến độ thi công, chất lượng công trình đến nghiệm thu, thanh quyết toán. Những công trình trọng điểm của tỉnh như tuyến đường đôi cầu Mè -  Hà Phương, đường và cầu vào khu công nghiệp Bình Vàng, 10 hồ chứa nước ở Đồng Văn, Mèo Vạc, các tuyến đường ra cửa khẩu, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ, các công trình thủy lợi, giao thông đầu tư bằng vốn trái phiếu chính phủ, JBIC vv... cơ bản đảm bảo tiến độ theo dự kiến.

Thương mại, dịch vụ, du lịch: được tăng cường về quản lý nhà nước, đã tổ chức các cuộc kiểm tra về giá cả, tình hình lưu thông một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Duy trì tốt hoạt động của các chợ nông thôn hiện có, mở mới 23 chợ ở trung tâm các xã.

Các hoạt động xúc tiến thương mại - du lịch như tổ chức các hội chợ thương mại - văn hoá - du lịch ở các huyện, thị; xây dựng các điểm dừng chân đón khách ở Tam Sơn - Quản Bạ, Mã Pì Lèng, Mèo Vạc, đèo Gió - Xín Mần; xây dựng các làng văn hoá - du lịch cộng đồng; phối hợp với Tổng cục du lịch tổ chức khảo sát tuyến du lịch Tây - Đông Bắc trên địa bàn tỉnh; triển khai để đề nghị tổ chức UNESCO Việt Nam công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành “công viên địa chất”vv... được thực hiện tốt, vì vậy lượng khách du lịch tiếp tục tăng, ước cả năm 2008 tăng 13% lượng khách du lịch.

Các dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, bưu chính viễn thông, khách sạn nhà hàng vv... phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Tài chính - tín dụng: Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác thu và nuôi dưỡng nguồn thu và thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu nên ngân sách trên địa bàn đạt kết quả khả quan, cả năm  đạt 407 tỷ đồng, tăng gần 10% so với dự toán Trung ương giao. Chi ngân sách đảm bảo đúng luật, đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu thường xuyên, chi đầu tư phát triển, cũng như chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, cứu đói giáp hạt.

Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đến 31/12/2008 ước đạt 3.020 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động được đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, các dự án thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, du lịch, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Văn hoá - xã hội

Trong giáo dục đào tạo đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm học 2007-2008, chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2008-2009, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư cho ngành giáo dục. Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng ở tất cả các nội dung từ duy trì kết quả xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, phổ cập THCS, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và triển khai đề án phổ cập bậc trung học. Đã tổ chức thành công lễ công nhận tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS.

Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, nâng cao trình độ phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh được chú trọng hơn.

Công tác đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, các trung tâm dạy nghề đã được thành lập ở tất cả các huyện; ngành nghề đào tạo được mở rộng theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và phục vụ cho xuất khẩu lao động.

Đời sống nhân dân vẫn tiếp tục được cải thiện mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, lạm phát. Các chương trình chính sách xã hội với người nghèo, người có công với nước được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và đông đảo nhân dân quan tâm, thực hiện tốt.

Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố vững mạnh, đáp ứng yêu cầu giữ vững ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Các vụ việc xảy ra trên tuyến biên giới đều được phát hiện, xử lý kịp thời, vừa đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ, vừa đảm bảo quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009

Bước sang năm 2009, Hà Giang đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và từng ngành, từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Đẩy mạnh chuyển dịch  cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục phân cấp mạnh cho cấp huyện, xã, gắn với đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành; nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hợp tác với tỉnh bạn, châu Vân Sơn và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để phát triển.

Để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu trên, các ngành, lĩnh vực của Tỉnh cần có những định hướng phát triển. Cụ thể:

Nông nghiệp và nông thôn

Duy trì tốc độ phát triển ổn định của nông lâm ngư nghiệp đi đôi với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thâm canh, tăng năng suất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng tập trung để hình thành các vùng nguyên liệu, phục vụ cho chế biến; vừa khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá, vừa hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên xoá đói giảm nghèo bền vững.

Đối với sản xuất lương thực, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi những diện tích lúa, ngô và cây lương thực khác có năng suất thấp sang trồng cỏ, lạc, đậu tương và những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Tiếp tục phát triển vùng rau, hoa chất lượng cao và các vành đai thực phẩm cho thị xã Hà Giang và trung tâm các huyện, lỵ. Thực hiện chương trình thâm canh để nâng cao năng suất, sản lượng lúa và ngô.

Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi hàng hoá theo thế mạnh ở từng vùng. Thực hiện tốt các giải pháp về tuyển chọn, nhân giống, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình về phát triển chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình vv...

Quy hoạch, làm rõ diện tích trồng cây nguyên liệu giấy, diện tích trồng cây cao su và diện tích phát triển các loại cây chè, cam, quýt, vv... Phát triển mạnh trồng rừng kinh tế.

Công nghiệp

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Nam Quang, Bình Vàng. Tiếp tục triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp Tùng Bá, Thuận Hoà và Minh Sơn; quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến để làm cơ sở cho việc kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp.

Tăng cường công tác khuyến công; khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư mở rộng quy mô nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, quản lý môi trường vào sản xuất.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thuỷ điện, khai thác chế biến khoáng sản đang thi công, phấn đấu hoàn thành và phát điện các nhà máy thuỷ điện Nậm Ngần 2 trong năm 2009, các thủy điện sông Con 2, suối Sửu 1 và suổi Sửu 2 trong quý IV năm 2009. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để các dự án được cấp chứng nhận đầu tư sớm triển khai đi vào hoạt động. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt triên 1.100 tỷ đồng.

Phát triển kết cấu hạ tầng

Nguồn vốn huy động từ ngân sách sẽ ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số lĩnh vực như: kết cấu hạ tầng ở thị xã Hà Giang theo lộ trình công nhận đô thị loại III vào năm 2010; mở rộng, nâng cấp các thị trấn Vĩnh Tuy, Phó Bảng; hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ và các cửa khẩu chính; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trước hết là đường nhựa, đường bê tông đến trung tâm xã và đường giao thông nông thôn, cầu treo ở thôn bản, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, giải quyết nước sinh hoạt cho đồng bào vv...

Thương mại, dịch vụ và du lịch

Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, thương nhân có quốc tịch Trung Quốc đầu tư kinh doanh, liên doanh, liên kết xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại; hoàn thành việc mở rộng chợ nông thôn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng chợ và duy trì tốt hoạt động của các chợ đầu mối, chợ cửa khẩu.

Phát triển các loại hình dịch vụ như vận tải, bưu chính viễn thông, chăm sóc sức khoẻ vv... cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu chỉ đạo điều hành, phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch; quy hoạch chi tiết các điểm du lịch; mở rộng liên kết với các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng trong duy trì và mở mới các tuyến du lịch. Coi trọng đầu tư phát triển hạ tầng các làng văn hoá du lịch; gắn du lịch với bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và phát triển các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Phấn đấu trong năm 2009 mỗi huyện có thêm 1-2 làng văn hoá du lịch.

Thu chi ngân sách

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp tăng thu, gắn với tạo dựng nuôi dưỡng nguồn thu, phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn năm 2009 đạt 420 tỷ đồng. Thực hiện tốt Luật Ngân sách và các chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện kiềm chế lạm phát. Bố trí tỷ lệ chi thích hợp trong dự toán chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ; chi thực hiện chính sách xã hội.

Múa khèn của người Mông trong ngày hội Gàu Tào

Văn hoá - xã hội

Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục. Đổi mới phương thức hoạt động của các Hội khuyến học, sử dụng hiệu quả quỹ khuyến học, khuyến tài; triển khai xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn theo đề án được duyệt. Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện tốt các chương trình về mục tiêu giáo dục đào tạo và đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên năm 2009.

Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông; đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho người lao động. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh liên doanh, liên kết mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, nhất là các nghề chất lượng cao, phục vụ hội nhập kinh tế. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%.

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phòng bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, triển khai thực hiện tốt đề án đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa huyện. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ y tế, phấn đấu mục tiêu 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thực hiện các mục tiêu quốc gia về tiêm chủng mở rộng, phòng chống dinh dưỡng cho trẻ em và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin.

Lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo: Lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm theo các chương trình dự án. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Thường xuyên thực hiện tốt chính sách xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động từ thiện, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, người già, người khó khăn...

Văn hoá thông tin: Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá - sức khoẻ”; nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá, gia đình văn hoá. Tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm bưu điện - văn hoá xã, các thiết chế văn hoá phục vụ cộng đồng.

Quốc phòng an ninh: Tăng cường quản lý và bảo vệ biên giới đi đôi với đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Giải quyết tốt chế độ, chính sách hỗ trợ đời sống, sản xuất đối với các hộ bị ảnh hưởng sau công tác phân giới cắm mốc.

Năm 2009 tuy còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng từ những kết quả trong năm 2008, cùng với những định hướng kế hoạch cho năm 2009, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang tin tưởng rằng sẽ thực hiện tốt và có thể vượt mức kế hoạch đã đề ra, vững bước đi lên để phấn đấu đưa Hà Giang trở thành một tỉnh ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế hoà nhập cùng với sự phát triển chung của đất nước./.

(Theo tapchikinhtedubao)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Định hướng công nghiệp Hà Giang theo con đường phát triển nhanh và bền vững
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam
  • Tỉnh Điện Biên phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao, du lịch ngày một vững chắc
  • Thành phố Điện Biên Phủ phát huy vai trò đầu tàu kinh tế - xã hội của Tỉnh
  • Kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2009: Tiếp tục chuyển biến tích cực
  • Những kỷ lục báo chí Việt Nam
  • Báo chí với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
  • Đặc điểm của ngân hàng trung ương ở một số nước và Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi