Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai đồng hành cùng lao động đi đòi quyền lợi?

Tới thời điểm này vụ việc 36 lao động được trung tâm Hợp tác lao động ngoài nước thuộc tổng công ty Thép đưa sang Nga làm việc phải về nước trước hạn (đã phản ánh trên SGTT Online) vẫn chưa thanh lý được hợp đồng.

Đã hai tháng qua kể từ ngày về nước, công ty xuất khẩu lao động nhất định chỉ chịu thanh lý cho người lao động mức 500 USD/người. Số lao động này cùng với người nhà đã kéo đến trụ sở trung tâm đòi quyền lợi gần một tuần qua. Mặc dù vậy ông Đặng Văn Việt, giám đốc trung tâm Hợp tác lao động ngoài nước nói rõ, nếu lao động tiếp tục không đồng ý phương án thanh lý thì hai bên sẽ đưa nhau ra toà.

Trong cuộc làm việc với báo chí, ông Việt đã nói: trung tâm này chỉ thu được của người lao động tiền phí quản lý 1.000 USD/người thì chỉ thanh lý cho người lao động trong khoản thu ấy. Còn lại khoản phí 2.000 USD/người được công ty thu và chuyển cho đối tác là chủ sử dụng lao động nước ngoài để làm thủ tục cho người lao động, bởi vậy công ty không thể trả lại người lao động khoản thu này.

Cả người lao động và doanh nghiệp đều có chứng cứ của mình. Nhưng điều khiến người lao động ngạc nhiên là khi tuyển chọn, đưa lao động đi Nga và giải quyết các vấn đề phát sinh của người lao động tại Nga chủ yếu do ông Trần Gia Bảo nhân danh trung tâm thực hiện. Thậm chí, ông Bảo còn lấy với tư cách là đại diện cho trung tâm để ký vào các biên bản thừa nhận việc người lao động không có lương trong năm tháng làm việc, điều kiện sống tồi tàn, phải ở trong các container và phải chạy cảnh sát liên tục... tại Nga. Nhưng tới nay, hầu như những sai phạm này đã bị trung tâm Hợp tác lao động ngoài nước phủ nhận, còn ông Bảo thì không xuất hiện.

Cùng với vụ 36 lao động của tổng công ty Thép, 39 lao động được công ty Vinahandcoop đưa sang Nga làm việc trong một xưởng may đen cũng chịu cảnh 13 tháng không lương và điều kiện làm việc tồi tệ. Đã ba tháng kể từ khi số lao động này về nước, họ cũng không được thanh lý hợp đồng. Cực chẳng đã, người lao động đã phải kéo lên tụ tập tại cổng cục Quản lý lao động nước ngoài để hy vọng gây sức ép đòi quyền lợi. Tổng chi phí trước khi đi gần 3.000 USD/người với tiền lương 13 tháng làm việc có nguy cơ bị mất trắng.

Căn cứ để thanh lý hợp đồng được ông Đào Công Hải, phó cục trưởng cục Quản lý lao động nước ngoài nói, đó là hai hợp đồng người lao động đã ký, một với chủ sử dụng lao động nước ngoài và một với công ty xuất khẩu lao động trong nước. Cần phải xem xét kỹ các điều khoản trong hai hợp đồng này mới có thể đưa ra được phương án thanh lý. Cục không tham gia vào việc thanh lý hợp đồng với người lao động mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp báo cáo kết quả thực hiện trên cơ sở các quy định đã được ban hành.

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy nhất ở hai vụ việc trên và rất nhiều vụ việc khác người lao động phải về nước trước hạn là sự vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngay từ đầu. Hợp đồng ký với người lao động về mức lương tối thiểu (để có cơ sở thu phí) cao nhưng công việc thực tế tại nước ngoài lại không có thu nhập như vậy. Cộng thêm điều kiện ăn ở, sinh hoạt không như cam kết, nhiều người lao động kể lại, họ có cảm giác bị lừa ngay từ khi nhận công việc tại nước ngoài. Nhiều người làm tới 12 giờ/ngày mà vẫn không đạt được mức lương tối thiểu bởi định mức công việc quá cao.

Rõ ràng, người lao động đã không biết được những câu chuyện quá zíc zắc trong “nghiệp vụ xuất khẩu lao động” và dễ dàng bị xử ép. Cơ quan quản lý thờ ơ. Những người nông dân thiếu việc làm với hy vọng cải thiện cuộc sống đã phải vay lãi một khoản tiền lớn để được ra nước ngoài làm việc nhưng đang phải đối mặt với nguy cơ nợ nần và mất trắng.

(Theo Tây Giang/SGTT)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lương tối thiểu sẽ tăng lên 730.000 đồng từ 1/5/2010
  • Giải pháp nào cho bài toán quan hệ lao động?
  • Khởi công chung cư cho công nhân tại KCN TânTạo
  • Nhà ở cho công nhân ở Hưng Yên: Mô hình cần nhân rộng
  • Ký túc xá “3 nhà”
  • Hỗ trợ người lao động mất việc sau CPH doanh nghiệp Dệt may
  • Lập Ban hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nga
  • Ngành Công nghiệp: “Khát” nhân lực chất lượng cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu