Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lao động trực tuyến: Nhiều dấu hiệu tích cực

VietnamWorks.com - nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam vừa công bố bản báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý I/2010. Theo số liệu nhân lực trực tuyến được ghi nhận qua VietnamWorks.com, mặc dù trải qua kỳ nghỉ tết dài, sự phát triển của thị trường nhân lực trực tuyến quý I/2010 cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Dấu hiệu tích cực 

Theo số liệu nhân lực trực tuyến được ghi nhận qua VietnamWorks.com, thị trường nhân lực trực tuyến trong quý I/2010 có chỉ số cầu giảm 6,5% và chỉ số cung tăng 14,1% so với quý IV/2009. “Trong khi năm 2009, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến quý I giảm 20% so với quý IV/2008, sức cầu của thị trường năm nay chỉ giảm nhẹ 6.5% cho dù chịu những ảnh hưởng của một kỳ nghỉ Tết dài cho thấy những dấu hiệu tích cực của thị trường tuyển dụng trực tuyến”, ông Chris Harvey, Tổng Giám Đốc VietnamWorks.com đánh giá.

Ông Chris Harvey cho biết thêm:“Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, người tìm việc thường ngần ngại tìm công việc mới vì sợ rủi ro. Sự gia tăng của chỉ số cung nhân lực trực tuyến cho thấy sự tự tin của người tìm việc khi nền kinh tế hồi phục. Họ đã chủ động thay đổi để có công việc tốt hơn. Và chúng tôi tin rằng nền kinh tế phục hồi sẽlàm tăng nhu cầu tuyển dụng và tạo ra những cơ hội việc làm mới cho người tìm việc. Nhà tuyển dụng hiểu được rằng việc tuyển dụng nhân sự phù hợp sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp của họ phát triển. Doanh nghiệp nào có đội ngũ nhân sự giỏi sẽ thắng”.  

Mức độ cạnh tranh cao

Trong quý I/2010, hán hàng có khoảng cách cung-cầu nhân lực nhỏ nhất và trở thành bộ phận chức năng có mức độ cạnh tranh cao nhất đối với nhà tuyển dụng. Ông Chris Harvey cho biết: "Bán hàng luôn là một trong những bộ phận chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp và khi khoảng cách giữa cung-cầu nhân lực quá nhỏ, tuyển dụng nhân sự cho bộ phận Bán Hàng trở nên khó khăn hơn cho bất cứ bộ phận nào khác trong công ty”.

Trong quý I/2010, tuy chỉ số cầu nhân lực trực tuyến của ngành ngân hàng tăng mạnh (18%) nhưng khoảng cách cung-cầu nhân lực của ngành này vẫn lớn nhất khiến ngành ngân hàng trở thành ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất đối với người tìm việc. 

Năm bộ phận chức năng có chỉ số nhân lực trực tuyến cao nhất

Theo số liệu được ghi nhận qua VietnamWorks.com trong quý I/2010, bán hàng, kế toán/tài chính, hành chánh/thư ký, IT- phần mềm và marketing là nhóm năm bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao nhất. So với quý IV/2009, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trực tuyến đối với bộ phận marketing và bán hàng không thay đổi, kế toán/tài chính, hành chánh/thư ký, IT-phần mềm đều giảm, riêng kế toán/tài chính giảm đến 17%.  

Về cung nhân lực trực tuyến, nhóm năm bộ phận chức năng có nguồn cung nhân lực trực tuyến cao nhất trong quý I/2010 gồm có kế toán/tài chính, hành chánh/thư ký, nhân sự, bán hàng và dịch vụ khách hàng. So với quý IV/2009, cung nhân lực trực tuyến của bộ phận kế toán/tài chính giảm 2,5% và bộ phận hành chánh/thư ký giảm 6,5%; trong khi đó, cung nhân lực trực tuyến của cả hai bộ phận nhân sự và dịch vụ khách hàng đều tăng 10,5%, đối với bộ phận bán hàng tăng 5,3%.  

Năm ngành nghề có chỉ số nhân lực trực tuyến cao nhất

Trong quý I/2010, xây dựng dân dụng, kế toán/kiểm toán, ngân hàng, điện/điện tử, hàng không/du lịch/khách sạn là năm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất.

So với quý trước, nhu cầu nhân lực cho ngành ngân hàng tăng 18%, điện/điện tử tăng 14%, hàng không/du lịch/khách sạn không thay đổi, xây dựng dân dụng giảm 23% và kế toán/kiểm toán giảm 12%. 

Về phía cung nhân lực trực tuyến, các ngành ngân hàng, kế toán/kiểm toán, điện/điện tử, xây dựng dân dụng và cơ khí có nguồn cung nhân lực cao nhất. Và tất cả các ngành này đều tăng so với quý trước. Ngân hàng là ngành giành được sự quan tâm nhiều nhất từ phía người tìm việc. 

(Theo Song Nhi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Bảo vệ lao động trẻ em: bó tay?
  • Trẻ em tố việc bị chủ bóc lột
  • Xuất khẩu lao động: Nâng cao chất lượng để phát triển bền vững
  • Hơn 900 lớp đào tạo nghề cho 26.000 lao động nông thôn Long An
  • 5 tháng đầu năm: Hơn 29.000 người Việt Nam đi xuất khẩu lao động
  • Xuất khẩu lao động đi Canada: Cảnh giác, tránh mất tiền oan
  • Tháng 6 cần khoảng 45.000 lao động
  • Tìm giải pháp mới thu hút lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu