Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bụi phổi silic: Đứng đầu bệnh nghề nghiệp

Theo PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan- Trưởng khoa Thăm dò Chức năng Hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, trong số các bệnh nghề nghiệp, bụi phổi silic đáng ngại nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay.

Tuy nhiên, đa số bệnh nhân nhập viện điều trị sau khi khai thác bệnh sử đều cho thấy họ không được trang bị bảo hộ lao động đúng cách.

Số lượng công nhân mắc căn bệnh này chiếm hơn 80 phần trăm, theo phân tích Viện Giám định y khoa Trung ương trong một nghiên cứu mới đây. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất thuộc về công nhân mỏ than hầm lò, đặc biệt làm việc ở các mỏ lộ thiên.

Tiếp đến công nhân đúc- cơ khí, nghiền đá, xi măng, chế biến đá granite…Nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động mới đây cũng cho thấy, người có thâm niên lao động từ 10-20 năm có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Theo Tiến sĩ Lan nguyên nhân của bệnh là do hít phải bụi chứa silic tự do kết tinh. Bụi silic được giải phóng ra khi nghiền phá đá, cát tảng, bê tông và một số quặng. “Bệnh không hồi phục được và vẫn tiến triển ngay cả khi không tiếp xúc với bụi nữa. Lượng silic hít vào càng nhiều thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn và bệnh tiến triển càng nhanh”- Tiến sĩ Lan cho hay.

Theo Tiến sĩ Lan, hít phải quá mức bụi có chứa silic đã gây ra những tàn phế tạm thời hay vĩnh viễn với những bệnh thái như xơ phổi và khí phế thũng.

Trường hợp năm bệnh nhân nhập viện Đại học Y Dược TPHCM điều trị mới đây cho thấy, chỉ trong vòng một năm sống chung  với bụi đá từ khoa đá đặt mìn họ đã bị thể bệnh cấp tính.

Theo phân loại của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), silic tinh thể hít phải do nguyên nhân nghề nghiệp đã được xếp vào chất gây ung thư phổi nhóm 1.

( Theo TPO)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Việt Nam: "nhập khẩu" lao động trở lại
  • Thị trường lao động toàn cầu sẽ đi về đâu ?
  • Năm nay, 10.000 lao động có thể phải về nước trước hạn
  • Cảnh báo đưa lao động sang Nga
  • 5 ngành của Thái lan thiếu hụt nhân lực
  • Lao động giá rẻ: Mất dần lợi thế
  • Vượt khó: Phải "cùng hội cùng thuyền"
  • Tình trạng thất nghiệp tại 15 nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu