Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bứt phá đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhiều lao động trẻ xã Quất Động (Thường Tín) học nghề thêu đã có việc làm và cuộc sống ổn định. Ảnh: Thái Hiền

- Số liệu điều tra mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tỷ lệ lao động nông thôn (LĐNT) được đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế đồng bằng và miền núi (Đồng bằng sông Hồng 19,4%; Đồng bằng sông Cửu Long 17,9% và vùng núi Tây Bắc chỉ có 8,3%).

 Tính chung cả nước hiện có 18,7% lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề. Nhằm nâng cao tỷ lệ đào tạo cũng như chất lượng lực lượng lao động này, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến sẽ dành khoảng 25.980 tỷ đồng để thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn". Đây là đề án đầu tiên có quy mô lớn trong đào tạo, dạy nghề cho lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, nhu cầu học nghề của LĐNT là rất lớn. Riêng 2.005 làng nghề trong cả nước, mỗi năm có nhu cầu đào tạo mới khoảng 350.000 - 400.000 người; vùng chuyên canh cao su, chè, thuốc lá, cà phê, giấy khoảng 12.000 - 15.000 người; 11 tập đoàn và tổng công ty lớn khoảng 60.000 - 70.000 người; ngành du lịch trong giai đoạn 2009-2015 cần khoảng 20.000 người. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 50.000 LĐNT bị thu hồi đất canh tác có nhu cầu học nghề... Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 16 địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh cho thấy, chỉ có 13% LĐNT bị thu hồi đất được đào tạo để chuyển đổi ngành nghề. LĐNT ít được đào tạo nghề nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

 Theo đề án đào tạo nghề cho LĐNT, đến năm 2020 sẽ hướng tới mục tiêu bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động. Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT sẽ chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Công tác đào tạo được đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo điều kiện để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Theo đề án, hai năm 2009-2010 tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 LĐNT. Cùng với đó, cả nước sẽ thí điểm thực hiện các mô hình dạy nghề cho LĐNT với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và phấn đấu hoàn thành "Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2006-2010". Giai đoạn 2011-2015, nước ta sẽ thực hiện đào tạo nghề cho 5.200.000 LĐNT. Trong đó, dạy nghề cho khoảng 4.700.000 LĐNT, với tỷ lệ tối thiểu 70% có việc làm sau khi học và khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã sẽ được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ.

Địa bàn ưu tiên là các huyện nghèo, huyện mới thành lập, huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, tiền ăn, tiền đi lại, vay vốn tín dụng, vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Đề án được thực hiện sẽ là con đường ngắn nhất để đưa khoa học công nghệ vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa nghèo cho các vùng nông thôn, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, trong đó có 62 huyện nghèo của cả nước.

(Theo Thu Bích // Hanoimoi Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đào tạo nghề: Cái cần thì thiếu...
  • “Tuyển nhân sự quốc tế giá địa phương”
  • Mục tiêu xuất khẩu lao động: Đích còn xa
  • Không ngăn được việc doanh nghiệp ép lương lao động
  • Đến lúc chấm dứt chiến lược nhân công giá rẻ?
  • Số lao động mất việc giảm dần
  • Từ 1/1/2010: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu